Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Như vậy, số phận của TPP đang rất “mong manh”.

THCL Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Như vậy, số phận của TPP đang rất “mong manh”.

Theo các chuyên gia kinh tế, dù TPP có được thông qua hay không thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và thực hiện đàm phán các hiệp định khác.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những tác động đến nền kinh tế Việt Nam - Hình 1Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh môi trường kinh doanh

Kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

Theo TS. Lương Văn Khôi, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF): Việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP và TPP không được thông qua - sẽ là đòn giáng mạnh vào uy tín của Hoa Kỳ và tạo cơ hội lớn cho Trung Quốc giành lại vị thế và khẳng định vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á. Nếu TPP không tồn tại, sẽ hình thành một FTA mới hoặc một FTA khác hình thành thay thế TPP với vai trò dẫn dắt của Trung Quốc (đơn cử Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN).

“Ở khía cạnh khác, nếu “may mắn” thông qua Hiệp định TPP, thì tôi cũng rất lo, vì các cam kết của TPP đa phần yêu cầu thay đổi thể chế, các cơ quan hành chính, các tổ chức. Khi đó, cá nhân và các DN nước ngoài đều có thể kiện Chính phủ, hoặc các công chức của Việt Nam nếu gây khó khăn nên rất nguy hiểm khi một khối lượng công việc khổng lồ về sửa đổi bổ sung, ban hành các điều luật của chúng ta cho phù hợp với các cam kết khi tham gia TPP cần phải được thực hiện trong thời gian ngắn”, ông Khôi nói.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Khi ông Trump đắc cử tổng thống, có thể sẽ phủ định TPP, nhưng không ai nghĩ rằng lại xảy ra sớm như vậy. Điều đó có nghĩa, TPP với hình thức như hiện tại xem như đã “chết”. Có lẽ, sẽ không có một cơ hội nào để 12 thành viên thực hiện TPP dưới hình thức như hiện nay.

Với chính sách mới của Trump, không những số phận TPP bị ảnh hưởng, mà chính nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng. Về quan hệ mậu dịch, những nhà đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ có tác động. Một số DN Hoa Kỳ sẽ đóng cửa những công xưởng của họ tại các nước khác, trong đó có cả Trung Quốc, Việt Nam... “Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất về XK của Việt Nam. Khi XK của chúng ta vào Hoa Kỳ bị ảnh hưởng, sẽ ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế”, ông Hiếu đánh giá.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn thâm nhập thị trường trong thời gian tới, bởi xu hướng của ông Trump không những không thông qua TPP, mà còn siết chặt lại việc NK từ bên ngoài hoặc yêu cầu các công ty Hoa Kỳ trở lại sản xuất ở trong nước, chứ không đặt hàng ở bên ngoài. Việc NK từ các nước như Việt Nam sẽ bị hạn chế, đặc biệt là từ các ngành dệt may, giày dép...

Thực tế thời gian qua, đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam (kể cả DN nước ngoài, DN trong nước) tăng nhanh khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào cơ hội mà TPP đem lại. Điển hình, về đầu tư vào ngành dệt nhuộm, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA) cho biết, từ năm 2000 đến cuối năm 2013, vốn FDI trong ngành dệt may của Việt Nam chỉ đạt 8,2 tỷ USD, trong đó 5 tỷ USD là đầu tư vào sản xuất hàng may mặc và 2 tỷ USD vào sản xuất kéo sợi. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến cuối 2015, có đến 5,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó 3,3 tỷ USD là đầu tư vào sản xuất vải.

TS. Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ông Trump trúng cử sẽ tăng cường thêm chủ nghĩa bảo hộ, gây ra 2 ảnh hưởng tới Việt Nam: Một là, TPP khó được thông qua; hai là hàng rào bảo hộ của Hoa Kỳ có thể sẽ tăng lên.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) cho rằng, những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi TPP không được thông qua đó là những yêu cầu về cải cách, chất lượng thương mại, đầu tư nhiều hơn, cao hơn.

Đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chúng ta còn nhiều hiệp ước kinh tế khác, đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Không tham gia TPP hay có tham gia TPP thì chúng ta vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng”.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam có quan điểm, chính sách nhất quán trong việc chủ động hội nhập. Nếu TPP tiếp tục triển khai thuận lợi thì chắc chắn cơ hội cho nền kinh tế, đặc biệt là các ngành dệt may, thủy sản, da giày…; nếu không thông qua, chúng ta vẫn có các thị trường trên thế giới, các ngành kinh tế này vẫn có sự cạnh tranh. TPP chỉ là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh TPP, Việt Nam có rất nhiều hiệp định khác đã - đang và tiếp tục được ký kết.

Theo người đứng đầu ngành Công thương, còn sớm để kết luận số phận của TPP. Cho dù trong trường hợp nào, Việt Nam cũng luôn sẵn sàng, không vì phụ thuộc vào TPP mà nó là yêu cầu, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, TPP chỉ là một kênh hội nhập quốc tế, chứ không phải là kênh duy nhất. Vì vậy, khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam đối với các kênh khác vẫn còn. Riêng đối với Hoa Kỳ, nếu không có TPP thì quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ còn những nền tảng khác như Hiệp định Thương mại song phương BTA và những cam kết thông qua WTO…

Bà Chi Lan cũng lưu ý, trong giai đoạn hiện nay, nếu Việt Nam không thúc đẩy mạnh công cuộc cải cách của mình thông qua những chương trình Tái cơ cấu nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng, cam kết cải cách DNNN, hệ thống ngân hàng… thì Việt Nam sẽ không thể nào phát triển được.

TS. Lê Quốc Phương cũng cho rằng: “Giả sử TPP không thành công thì những sự đầu tư để đón đầu TPP cũng là tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, nâng cao giá trị hàng XK”.

Theo TS. Hiếu, trong bối cảnh TPP có thể sẽ không thành hiện thực, Việt Nam cần cải tổ 3 cột trụ của nền kinh tế: Thứ nhất, nợ công phải được xem xét lại; Thứ hai, đánh giá lại vai trò của DN có vốn nhà nước để hoạt động hiệu quả; Thứ ba, hệ thống ngân hàng cần cải tổ và cơ cấu lại.

“Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, đưa nền kinh tế Việt Nam trở nên hoàn thiện để hội nhập kinh tế thế giới. Điều quan trọng là nền kinh tế Việt Nam tăng điểm tín nhiệm quốc gia lên và nâng quốc gia lên mức được khuyến khích đầu tư trên thế giới.

Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới, khó để đạt mức cao của tín nhiệm, thế nhưng ít nhất chúng ta phải ra khỏi làn danh quốc gia không khuyến khích đầu tư, từ đó làm căn cứ tăng điểm tín nhiệm quốc gia. Nếu làm được việc này, mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam, kể cả ngân hàng sẽ có điểm tín nhiệm tốt hơn. Như vậy, để kêu gọi, thu hút đầu tư kinh tế vào Việt Nam, vấn đề quan trọng là tăng được điểm tín nhiệm quốc gia”, TS. Hiếu phân tích.

Tại Hội nghị Kinh tế đối ngoại Việt Nam năm 2016, ông Đỗ Thắng Hải,Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, TPP chiếm đến 40% kinh tế toàn cầu nên khi có hiệu lực, hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội tích cực cho Việt Nam, cũng như các thành viên khác. Tuy nhiên, TPP mang tính dài hạn, mặc dù các thành viên mong đợi sớm hoàn tất TPP, nhưng nếu hiệp định không thông qua, cũng sẽ không làm thay đổi chính sách kinh tế hội nhập của Việt Nam.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.