Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp là điều cần thiết
Rất nhiều ngành nghề quan trọng của nền kinh tế bị “đóng băng” bởi đại dịch COVID-19. Gần 35.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể, phá sản chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020. Do đó, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp “đầu tầu” của các ngành kinh tế là điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa giai đoạn này.
Tiếp theo gói 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và gói 20.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ (SME), MB chính thức triển khai gói tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp lớn và rất lớn (CIB).
MB kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp lớn cùng cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
Gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn của MB gồm 2 phần chính. Thứ nhất là gói “Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp CIB” có tổng giá trị tối đa 17.000 tỷ đồng, hướng đến việc hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng đang có dư nợ hiện hữu bị ảnh hưởng bởi Covid. Gói này sẽ được giải ngân thông qua phối kết hợp linh động các hình thức gồm giảm lãi suất 0,5% -1% áp dụng đến thời điểm 30/9/2020; gia hạn lịch trả nợ gốc/lãi và điều chỉnh các điều kiện quản lý tín dụng phù hợp với tình hình dịch bệnh. Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sụt giảm do ảnh hưởng của Covid trong các ngành nghề/lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của Covid như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; xuất nhập khẩu; du lịch, hàng không, hàng tiêu dùng… Là đối tượng được hưởng gói hỗ trợ này.
Để được hỗ trợ, doanh nghiệp cần chốt được kết quả quý I/2020 đồng thời dự kiến được mức độ ảnh hưởng trong thời gian kế tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin từ doanh nghiệp, MB sẽ thẩm định và có giải pháp phù hợp để hỗ trợ, chia sẻ với doanh nghiệp để trụ vững qua đại dịch.
Gói thứ hai có giá trị 28.000 tỷ đồng, ưu đãi giải ngân mới hỗ trợ, kích thích doanh nghiệp phục hồi kinh doanh trong và sau Covid 19. Trong đó, MB dành 5.000 tỷ đồng áp dụng mức lãi suất cực thấp (4,8-5%), kỳ hạn tối đa 4 tháng giải ngân cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực: điện, logistic, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, dệt mày, da giày… Cùng với đó là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc thuộc Top 10 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh hiện hữu.
23.000 tỷ đồng sẽ được MB hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng áp dụng lãi suất linh hoạt: giảm 0,3% - 0,5% so với lãi suất hiện tại, dao động ở mức 5,4%-6.0% và kỳ hạn tối đa 6 tháng. Nếu như gói 5000 tỷ đồng tập trung hỗ trợ cho nhóm khách hàng có ngành nghề kinh doanh mà MB tập trung phát triển, thì gói 23.000 tỷ đồng này áp dụng mở rộng cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, có hoạt động kinh doanh tốt, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, đồng thời đây là gói MB dành ưu tiên cho các khách hàng truyền thống, khách hàng định hướng lựa chọn MB là ngân hàng thân thiết, lâu dài.
Với tổng cộng 45.000 tỷ đồng MB dành hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp lớn và rất lớn, Ngân hàng kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp lớn cùng cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trở lại trong tương lai gần; góp phần vào việc phục hồi nền kinh tế nước nhà.
Hà Trần
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023