Ông Đỗ Văn Lợi, phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng phát biểu khai mạc
Ông Đỗ Văn Lợi, phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng phát biểu khai mạc (Ảnh: Quỳnh Nga)

Tham dự với Chuyên đề có Thạc sĩ Dương Thị Thúy Nga đại diện nhóm tác giả SGK giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 bộ Cánh diều nhà xuất bản ĐH Huế; Ông Bùi Văn Kiệm - Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng; Ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám  đốc sở GD&ĐT Hải Phòng; Bà Phạm Thị Thu Hà, Trưởng phòng Giáo dục Trung học sở GD&ĐT Hải Phòng; Bà Hoàng Thị Phương thảo - Hiệu trưởng nhà trường THPT Trần Nguyên Hãn;…

Năm học 2023-2024, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được hơn nửa một chặng đường trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng, tùy theo tình hình thực tế đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn và có những điều chỉnh kịp thời để từng bước triển khai chương trình GDPT 2018 ngày một hoàn thiện, hiệu quả hơn.                    

Bà Hoàng Thị Phương Thảo - Hiệu trường nhà trường lên báo báo cáo đề dẫn chuyên đề.
Bà Hoàng Thị Phương Thảo - Hiệu trường nhà trường lên báo báo cáo đề dẫn chuyên đề. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Đồng hành cùng các nhà trường, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tích cực chỉ đạo cấp trung học nói chung và cấp THPT nói riêng tổ chức các chuyên đề dạy học cấp thành phố trong 03 năm học vừa qua đối với các môn học trong Chương trình GDPT 2018  không chỉ giúp các nhà trường, các thầy, cô giáo hiểu rõ hơn về chương trình, về việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ nhóm chuyên môn mà còn nâng cáo việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, linh hoạt, sang tạo và kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh chuyên đề (Ảnh: Quỳnh Nga)

Trong chương trình GDPT 2018, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học mới được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, trong đó có các chủ đề thuộc hai mảng kiến thức giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật có nội dung chuyên sâu hơn so với chương trình giáo dục 2006. Đây là một nội dung mới mẻ và hấp dẫn có tính định hướng nghề nghiệp cao. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học chủ đề chung, một số thầy, cô giáo giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật vẫn còn gặp một số khó khăn về kiến thức và phương pháp dạy học.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tặng hoa giáo viên và học sinh
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tặng hoa giáo viên và học sinh (Ảnh: Quỳnh Nga)

Tại chuyên đề, trường THPT Trần Nguyên Hãn tổ chức thực hiện 01 tiết dạy hình thành kiến thức mới thuộc chủ đề môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 “Bài 17: quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân” nhằm mục đích: Thực nghiệm và minh họa cách thức tổ chức tiết dạy học chủ đề thông qua việc ứng dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại; Gợi ý về hình thức tổ chức dạy học, áp dụng một số phương pháp dạy học hiện đại đối với các chủ đề trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật; Góp phần tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên bộ môn đang gặp phải trong quá trình dạy học chủ đề, đồng thời lan tỏa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đến các thầy giáo, cô giáo.

Tiết dạy hình thành kiến thức mới thuộc chủ đề môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Tiết dạy hình thành kiến thức mới thuộc chủ đề môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 (Ảnh: Quỳnh Nga)

Trong quá trình dạy học, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng và cũng không có phương pháp dạy học nào là duy nhất đúng. Trong từng giờ học, các thầy, cô giáo vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Trong tiết dạy chủ đề hôm nay của Trường THPT Trần Nguyên Hãn đã tập trung thể hiện việc vận dụng 2 phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại là phương pháp đóng vai và kĩ thuật ứng dụng CNTT trong việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo định dạng đề thi TN THPT năm 2024-2025 (đề thi thuộc CT 2018), nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Quỳnh Nga