Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huy động vốn hàng chục tỷ, dự án của Công ty TNHH MTV Hacota vẫn chưa có dấu hiệu thành hình

Dự án khu dân cư Phú Thuận ở quận 7 của Công ty TNHH MTV Hacota dù đã được UBND TPHCM cấp phép khu đất rộng hơn 10ha làm dự án phân lô bán nền từ 15 năm trước. Đến nay dù đã huy động góp vốn đến 45 tỷ đồng nhưng dự án này vẫn án binh bất động...

Người dân bức xúc

Lấy lý do chăm lo và nâng cao đời sống công nhân viên, năm 2002 Công ty TNHH MTV Hacota xin UBND TPHCM khu đất rộng hơn 10ha làm dự án phân lô bán nền.

Đến nay, sau 15 năm dự án khu dân cư Phú Thuận ở quận 7 của Hacota vẫn chưa có hình hài. Theo bà  Lê Hồng V. ở quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết, năm 2002 khi còn làm cán bộ của Công ty TNHH MTV Hacota (Hacota) bà cùng nhiều người khác được công ty ra thông báo góp vốn mua nền nhà phố và nền biệt thự.Huy động vốn hàng chục tỷ, dự án của Công ty TNHH MTV Hacota vẫn chưa có dấu hiệu thành hình - Hình 1

Dù đã 3 lần nộp tiền và nhiều lần gửi đơn đến Công ty mong giải quyết nhưng đến nay khách hàng vẫn chưa nhận được nền dự án

Thời điểm lúc đó, bà V. cùng hơn 150 cán bộ đã góp vốn mua nền đất. “Ngày 22/4/2002, tôi mua một nền nhà phố loại diện tích 80m2 giá 300 triệu đồng và góp vốn lần đầu 100 triệu đồng. Tháng 7/2005, công ty thông báo đã giải toả được 80% diện tích đồng thời yêu cầu tôi đóng tiếp. Đến tháng 9/2007, tôi đã đóng đủ 300 triệu đồng”- bà V. nói đồng thời trưng ra các chứng từ đóng tiền cũng như thông báo góp vốn từ Hacota.

Không chỉ bà V. nhiều khách hàng khác cũng chung cảnh ngộ. Năm 2002, một số cán bộ làm cùng bà V. cũng đóng 300 triệu để mua nền diện tích 80m2, có người làm đơn đăng ký góp vốn 350 triệu cho nền biệt thự 500 triệu đồng.

Theo bà V. trong thông báo mà Giám đốc công ty lúc bấy giờ là ông Trịnh Đình Vinh ký, nêu rõ: “UBND TPHCM chấp thuận cho công ty dự án nhà ở tại Phú Thuận, quận 7 có tổng diện tích hơn 10ha. Công ty sẽ dành một phần dự án làm đất bán cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi, ai có nhu cầu thì góp vốn…”.

Nhưng đến nay đã 15 năm, dự án vẫn “trùm mềm” khiến không ít người đã chuyển nhượng cho người khác. “Thời điểm kêu gọi góp, giám đốc công ty nói dự án sẽ hoàn thành sau 2-3 năm dù trong đơn đăng ký góp vốn không nói rõ thời điểm giao nền" một khách hàng bức xúc cho biết.

Khách hàng có nguy cơ trắng tay

Theo ông Đỗ Mạnh Tiến- Giám đốc Công ty TNHH MTV Hacota cho rằng, công ty không có chủ trương kinh doanh bất động sản để kiếm lợi nhuận, mà việc triển khai dự án nhằm chăm lo và nâng cao đời sống cán bộ nhân viên. Được biết, từ năm 2012,  ông Trịnh Đình Vinh- Giám đốc Công ty TNHH MTV Hacota về hưu, từ đó đến nay dự án vẫn án binh bất động. Trong khi đó, số tiền góp vốn của các cá nhân vào dự án này đến nay khoảng 45 tỷ đồng. Theo đại diện Hacota, các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của UBND TPHCM đã hết hạn từ 31/12/2013 và công ty Hacota đã làm thủ tuc xin gia hạn tiếp nhưng chưa nhận được văn bản chấp thuận của UBND TP.HCM.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Sở Xây dựng TP.HCM, để đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo quy định mới, Công ty Hacota phải đáp ứng nhiều tiêu chí, trong đó phải cung cấp bản vẽ hiện trạng khu đất, hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng; hoàn tất thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500…Thế nhưng, lãnh đạo Hacota thừa nhận hiện việc giải phóng mặt bằng mới chỉ đạt hơn 96.000 m2, trong tổng số hơn 100.000m2 diện tích dự án. “Phần diện tích còn lại người sử dụng đất chưa đồng ý chuyển nhượng”, đồng thời khẳng định: “dự án chưa thể hoàn thành và giao đất cho người góp vốn”.

Nói về giải pháp cho hơn 150 người góp vốn nhưng hiện tại dự án vẫn chưa được triển khai, đại diện Hacota cho biết, họ đang tìm cách đẩy nhanh dự án, đàm phán đền bù các diện tích còn lại của dự án và hợp tác với các cá nhân, tổ chức liên quan nhằm giải quyết dứt điểm sự khó khăn trên.

Tại Hội nghị công bố Nghị quyết 80/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch đất đai diễn ra ngày 11/8/2018 mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong  yêu cầu Sở Tài Nguyên- Môi trường TP rà soát tất cả các dự án chậm triển khai để có phương án xử lý theo hướng dự án nào sau 3 năm không triển khai thì công bố huỷ bỏ, thu hồi và giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho dân. “Sở Tài nguyên- Môi trường nhanh chóng lập tổ công tác rà soát lại các dự án tồn động vì đang có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép và sử dụng đất không đúng mục đích”- ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo.Huy động vốn hàng chục tỷ, dự án của Công ty TNHH MTV Hacota vẫn chưa có dấu hiệu thành hình - Hình 2

Hàng loạt dự án trong tình trạng chậm tiến độ, kéo dài gây lãng phí tài nguyên đất

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, để thực hiện việc thu hồi đất dự án chậm triển khai, Sở sẽ phối hợp với UBND các quận, huyện để rà xoát tình hình các dự án chậm triển khai trên 10 năm.

Cũng theo thông tin từ Sở này, dự kiến năm 2018, Thành phố sẽ có 184 dự án cần thu hồi đất, khắc phục việc chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 106 dự án đã phê duyệt từ ngày 1/7/2014. Ngoài ra, TP.HCM cũng sẽ tiếp tục rà soát, xử lý hàng ngàn dự án đã giao đất nhằm hạn chế tình trạng chậm tiến độ, kéo dài gây lãng phí tài nguyên đất.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV thì đây chỉ là số nhỏ dự án chậm triển khai trên địa bàn TP.HCM hiện nay. Bởi TP.HCM hiện có khoảng 1.200 dự án đang còn hiệu lực triển khai, nhưng có đến gần 500 dự án chưa được khởi công.

Hàng loạt dự án có quy mô lớn được quy hoạch từ 7 - 8 năm, thậm chí đến hơn 20 năm nay chưa được triển khai có thể kể đến như Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa rộng hơn 426 ha (quận Bình Thạnh); dự án Khu đô thị Đại học quốc tế rộng 900 ha (xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn) do Berjaya Việt Nam làm chủ đầu; khu Trung tâm dân cư Tân Tạo và Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với quy mô thu hồi đất gần 500 ha do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư…

Tại huyện Nhà Bè, trong 60 dự án đang còn hiệu lực triển khai, có đến 26 dự án chưa khởi công, 28 đang thực hiện các khâu giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng và xây dựng công trình. Thậm chí, có những dự án dù đã giải tỏa đền bù được 80 - 90% nhưng vẫn chưa thể triển khai, như Dự án khu đô thị do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư rộng 92 ha tại xã Phước Kiển; khu đô thị tại xã Phước Lộc do Công ty Tân Hải - Đại Nhân làm chủ đầu tư rộng 70 ha…

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, những dự án này hầu như doanh nghiệp ôm đất để chờ thời, nhưng khi thời cơ đến, doanh nghiệp lại không có vốn để thực hiện hoặc không thể giải tỏa được mặt bằng, khiến dự án “đứng hình”.

Hải Đăng

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.