Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Sáng 26/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 chính thức khai mạc.

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Lâm Thị Phương ThanhBí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Lâm Thị Phương Thanh phát biểu tại Đại hội

Tham dự Đại hội có: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ, Trịnh Đình Dũng; đại diện lãnh đạo các Bộ ngành, Ban Đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương; các đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ và 350 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho gần 65.000 đảng viên, thuộc 15 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy...

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với chủ đề “Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đổi mới, sáng tạo, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới; xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững”. 

Phát biểu khai mạc Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Lâm Thị Phương Thanh nhấn mạnh: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI; thảo luận và đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trong nhiệm kỳ qua, toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã đoàn kết, nhất trí, nỗ lực, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra từng năm và của cả nhiệm kỳ; tình hình kinh tế - xã hội tỉnh có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện; công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được củng cố kỷ luật, kỷ cương; tinh giản tổ chức bộ máy gắn liền với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; từng bước khắc phục sự hẫng hụt đội ngũ cán bộ’ làm tốt công tác quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 20,83%, công nghiệp - xây dựng 23,55%, dịch vụ 50,87%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,75%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015).

Năm 2020, toàn tỉnh có 74/207 xã đạt chuẩn nông thôn mới (65/181 xã sau sáp nhập), tăng 61 xã so với năm 2015; số tiêu chí nông thôn mới bình quân toàn tỉnh đạt 12,7 tiêu chí/xã (tăng 5,3 tiêu chí/xã); có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xây dựng được 30 khu dân cư kiểu mẫu; thành phố Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Trong 5 năm, tỉnh đã huy động hơn 16.000 tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 5.500 triệu USD, bình quân hằng năm tăng 6,1%. Tổng vốn đầu tư đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 101,5 nghìn tỷ đồng (gấp 2,3 lần giai đoạn 2011 - 2015). Trong 5 năm, có gần 1.900 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 79%; số vốn đăng ký tăng 120% so với giai đoạn trước.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội, nổi bật là duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ em 5 tuổi tại 100% xã, phường, thị trấn. Hết năm 2020, toàn tỉnh có 225 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 43,4% năm 2015 lên 55% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,95% năm 2015 xuống còn 7,89% năm 2020, bình quân hằng năm giảm 3,61%.

Quang cảnh Đại hộiQuang cảnh Đại hội

Báo cáo chính trị tại đại hội, cũng chỉ ra một số hạn chế khuyết điểm cần được tập trung khắc phục trong thời gian tới, đó là: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị còn có mặt hạn chế. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng có lúc, có nơi chưa được coi trọng đúng mức. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp. Nội dung, chất lượng sinh hoạt chi bộ, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng chưa cao.

Năng lực, trình độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, cá biệt, còn có cán bộ, công chức quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, hình sự.

Một số cấp ủy chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra các cấp còn hạn chế.

Chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhất là ở cơ sở còn bất cập, công tác vận động, tập hợp quần chúng, công tác giám sát và phản biện xã hội hiệu quả chưa cao.

Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn bình quân còn thấp so với cả nước. Hoạt động xuất, nhập khẩu thiếu ổn định. Cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Huy động các nguồn vốn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường có mặt còn hạn chế.

Chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa các vùng, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ở một số nơi còn thiếu; xã hội hóa trong giáo dục còn chậm. Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, khai thác, phát huy hiệu quả các di tích lịch sử, danh thắng chưa tốt. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững.

Công tác cải cách hành chính trong một số lĩnh vực vẫn chưa thực chất, thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, đơn, thư khiếu nại, tố cáo tập trung đông người vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

Các đại biểu tham dự Đại hộiCác đại biểu tham dự Đại hội

Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, Đại hội xác định mục tiêu tổng quát: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đổi mới, sáng tạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ, hạ tầng khu, cụm công nghiệp và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị; đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Đồng thời xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bước đột phá để phát triển nhanh, toàn diện, bền vững.

Các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025 được xác định là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 7 - 7,5%, đến năm 2025, tỷ trọng các ngành trong GRDP: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 17 - 18%, công nghiệp - xây dựng 25 - 26%, dịch vụ 52 - 53%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4 - 5%;  GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 76 - 78 triệu đồng, tương đương 2.900 - 3.000 USD; Lượng khách du lịch đến năm 2025 đạt 4.400.000 lượt người, Doanh thu du lịch đến năm 2025 đạt 5.200 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương tăng bình quân 8 - 9%; Thu nội địa tăng bình quân 8 - 9%; Tổng vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn 5 năm là 166 -168 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2025, có 115 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 300 trường học đạt chuẩn quốc gia; số 200 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, có 11,5 bác sỹ/vạn dân, có 32,3 giường bệnh/1 vạn dân. Đến năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn 2016-2020) còn dưới 3%. Trồng mới 9.000 ha rừng hằng năm. Đến năm 2025,  tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%; 99% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Kết nạp 2.000 đảng viên hằng năm. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hằng năm 90%, Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hằng năm 90%…

Tại phiên khai mạc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 53 đồng chí và tiến hành lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bầu Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Theo chương trình, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra đến hết ngày 27/9.

Đặng Sinh

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.