Nhóm nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ) cho hay, trong quý II/2024, khí đốt của Nga chiếm khoảng 17% tổng lượng nhập khẩu của Châu Âu, đứng trước Mỹ.

Theo số liệu của nhóm trên, khách hàng Châu Âu đã nhận được 12,27 tỷ m³ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ trong quý II/2024. Trong khi đó, Nga đã giao 12,73 tỷ m³ khí đốt cho Liên minh Châu Âu (EU).

Nguồn cung cấp của Nga - bao gồm cả LNG và khí đốt qua đường ống - chảy vào EU qua Belarus và Ukraine. (Nguồn: Reuters)
Nguồn cung cấp của Nga - bao gồm cả LNG và khí đốt qua đường ống - chảy vào EU qua Belarus và Ukraine. Nguồn Reuters.

Nguồn cung cấp của Moscow - bao gồm cả LNG và khí đốt qua đường ống, chảy vào EU qua Belarus và Ukraine.

Ông Dmitry Birichevsky, người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế tại Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, diễn biến này là minh chứng cho thấy, các biện pháp trừng phạt Moscow của khối 27 thành viên đang thất bại.

Quan chức trên nhấn mạnh: "Thực tế đã tự nói lên điều đó. Chỉ riêng Hy Lạp đã tăng gấp 4 lần lượng khí đốt mua từ Nga trong năm 2023. Trong khi đó, quý I/2024, Pháp đã tăng gấp đôi lượng LNG mua từ Nga lên 4,4 tỷ m³ và một phần đáng kể được tái xuất khẩu".

Người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế tại Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm, ưu tiên hàng đầu của nước này là chuyển hướng thương mại từ Châu Âu sang các quốc gia ở phía Đông và Nam toàn cầu.

"Moscow hiện coi EU là khách hàng không đáng tin cậy", ông khẳng định.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, các nước Châu Âu đã nỗ lực tìm phương án thay thế khí đốt Moscow, trong đó có việc nhập khẩu LNG từ Mỹ.

Tuy nhiên, giá LNG nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn rất nhiều so với khí đốt tự nhiên được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn.

Bên cạnh đó, LNG của Nga cũng được các nước Châu Âu lựa chọn vì mặt hàng này không bị trừng phạt. Điều đó gây ra nghịch lý khi khu vực giảm mua khí đốt từ xứ sở bạch dương qua đường ống nhưng lại tăng nhập khẩu LNG.

Theo DW, RT