Ngành công nghiệp của Nga đang đối mặt với một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các dự án dầu ở bất kỳ vị trí nào nếu một công ty Nga nào đó nắm giữ 33% cổ phần.
Trong khi đó, ở châu Âu, nơi Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đang nắm giữ một lượng lớn nguồn cung khí đốt thì Ba Lan và Lithuania đang mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ nhằm hạn chế sự thống trị trong ngành năng lượng của Nga.
Tuy nhiên, Nga đang đứng trước thời cơ hơn là thách thức từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Nga thúc đẩy loạt dự án LNG đầy tiềm năng sau đòn trừng phạt mới
Trước hết là việc Moscow có cách để "chống" lệnh trừng phạt Mỹ bằng cách hợp tác trong lĩnh vực LNG của mình - điều nằm ngoài các lệnh trừng phạt của Mỹ - với các công ty châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Bắc Kinh có thể dựa vào khoản ngân quỹ khổng lồ của mình để hoàn thành dự án với Moscow.
Bằng cách bảo đảm nguồn tài trợ từ Trung Quốc, Nga không chỉ tìm kiếm nguồn tài chính thay thế khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ mà nó cũng đảm bảo khối lượng bán hàng tại thị trường nhập khẩu LNG phát triển nhanh nhất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, nước này có thể trở thành nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới.
Mặc dù Tổng thống Putin đã không xác định khung thời gian để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này nhưng nếu Nga tăng đáng kể việc sản xuất và xuất khẩu LNG, nó có thể làm tăng xu hướng thương mại LNG trên toàn cầu và tăng thị phần các nhà xuất khẩu trong thập kỷ tới.
Dự án LNG lớn nhất ở Nga sắp bắt đầu là của Tập đoàn Novatek ở dự án Yamal LNG liên doanh với Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc - CNPC và Tota của Pháp. Trong đó, tổng Giám đốc Pháp nắm giữ 20%, Novatek là cổ đông chính với 50,1%, trong khi CNPC và Silk Road của Trung Quốc sở hữu 20% và 9,9%.
Dự án Yamal, dự kiến sẽ sản xuất 16,5 triệu tấn LNG vào năm 2019.
Novatek cũng đang tiến hành các bước để mở rộng thị trường Trung Quốc và để đảm bảo tài trợ cho một dự án LNG khác trong kế hoạch - Bắc Cực LNG 2 dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất lần đầu tiên vào đầu những năm 2020.
Mới hôm thứ 4 tuần trước, Novatek đã ký thỏa thuận chiến lược với CNPC về các công trình cho dự án LNG thứ 2 ở Bắc Cực. Công ty Nga cũng đồng ý hợp tác với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc trong dự án Bắc Cực LNG 2 và các dự án khác, bao gồm cả tài chính và đầu tư vào vốn của các dự án này.
Trong khi đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom cũng đang lên kế hoạch bổ sung công suất LNG cho nhà máy sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng đầu tiên của Nga - Sakhalin II.
Tháng 6 năm nay, Gazprom đã ký một thỏa thuận với Công ty dầu khí đa quốc gia châu Âu Shell để bắt đầu tìm kiếm sơ bộ cho dự án LNG Baltic. Một chi nhánh của Shell nắm giữ 27,5% cổ phần trong hoạt động của nhà máy Sakhalin II.
Công ty dầu khí khổng lồ Rosneft cũng đã lên kế hoạch liên doanh Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil được ký kết vào tháng 5/2014 cho dự án LNG Viễn Đông.
Việc ký kết diễn ra ngay trước khi Mỹ ra các lệnh trừng phạt đầu tiên đối với các công ty năng lượng Nga vào tháng 7 đã gây nhằm hạn chế tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Mỹ tới Rosneft và Novatek.
Kể từ đó Mỹ đã thắt chặt các biện pháp chế tài đối với các công ty năng lượng Nga nhiều lần.
Sức ép này khiến Nga buộc tìm tới Trung Quốc như một nhà tài trợ và hướng tới thị trường châu Á để bán LNG.
Rõ ràng Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành nhân tố quyết định hàng đầu trong nhu cầu khí tự nhiên toàn cầu, vượt qua Mỹ là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất từ 2040-2050.
Nga thúc đẩy dự án tại Bắc Cực
Mặc dù nhiều nhà phân tích chỉ ra những thiếu sót hiện tại trên thị trường LNG, nhưng theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường "Research and Markets" từ tháng 8/2017, nhu cầu thị trường LNG toàn cầu vượt quá 265 triệu tấn năm ngoái và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng hàng năm ở mức 6,5% vào thời kỳ 2017-2025.
Lý giải điều này, hãng nghiên cứu cho biết, tốc độ tăng này tương ứng với mức tiêu thụ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dự kiến sẽ ở mức cao theo cấp số nhân trong thập kỷ tới do sự phát triển khác nhau của các nền kinh tế mới nổi tại đây, đặc biệt là phát điện và vận tải.
Hợp tác có lợi, 10 năm nữa Trung Quốc đứng đầu thế giới
Ông Gerald Celente – Nhà xuất bản của tạp chí Trends đồng thời là Nhà phân tích xu hướng kỳ cựu của thị trường với hơn 35 năm trong nghề đánh giá, hoàn toàn có thể tin tưởng vào hợp tác thương mại với Bắc Kinh.
Ông cho rằng, trong khi Mỹ tập trung vào cuộc chiến, Trung Quốc lại muốn có sự thịnh vượng kinh tế. Đồng thời, dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới trong chưa đầy 10 năm tới.
"Các chính trị gia nói dối, nhưng con số thì không. Hãy nhìn vào sự suy giảm của Mỹ và sự tiến bộ của Trung Quốc. Xu hướng này không thể phủ nhận. Các hộ gia đình có thu nhập trung bình của Mỹ đã giảm từ 61% (năm 1971) xuống còn 50%. Trong khi Trung Quốc tăng từ 5% (năm 2000), ngay trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đến gần 35% hiện nay" - ông Celente nói.
Bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 của Trung Quốc hồi tháng 10 đã cho thấy rõ tinh thần và cam kết đầu tư vào kinh tế trong tương lai.
"Trung Quốc đầu tư vào tương lai của nó. Từ công nghệ cao đến các xe điện mới (NEVs), để đẩy mạnh sự phát triển của internet cùng với các doanh nghiệp sản xuất và đổi mới công nghệ. Với việc thu hút các cảng nước ngoài, các ngành công nghiệp và sân bay ở nước ngoài trong Sáng kiến Một vành đai- Một con đường thì Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành chủ của toàn cầu hoá kinh tế" - ông Celente đánh giá.
Trong khi Trung Quốc tập trung vào tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của công dân, thì tình hình lại ngược lại ở Hoa Kỳ.
"Bạn không bao giờ nghe những lời đó đến từ các chính trị gia Mỹ" - ông nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Cố vấn Celente cho biết: "Mục tiêu của ông Trump là đòi hỏi một khoản ngân sách khổng lồ cho "sự gia tăng quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ"... và không phải là một nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp, sự hòa hợp, tiến bộ văn hoá và một quốc gia tươi đẹp.
Và, ông Trump đã sống đúng với cam kết của mình với việc mở rộng các cuộc chiến tranh khắp Trung Đông, Afghanistan và Châu Phi. Mặt khác, Chủ tịch Tập Cận Bình lại, đưa nền kinh tế Trung Quốc đứng đầu thế giới, cho biết việc hiện đại hóa quốc phòng và lực lượng vũ trang phải được hoàn thành vào năm 2035" - ông nói thêm.
Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,5% lên 7%/năm, và Mỹ đang bị kẹt trong khoảng 2,5 đến 2,5%, Celente dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất chỉ trong 10 năm.
"Không chỉ GDP của Trung Quốc vượt qua mức Mỹ khoảng 2026, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vượt quá 50% vào thời điểm đó, cũng sẽ vượt Mỹ" - vị cố vấn nhận định.
có cơ hội trì hoãn sự thống trị của Trung Quốc, nhưng chỉ khi Washington ngừng hỗ trợ chiến tranh và ủng hộ Phố Wall.
"Đối với Mỹ để phát triển kinh tế ngoài Trung Quốc, nó phải thống nhất cho lợi ích chung, khuyến khích tinh thần kinh doanh bằng cách đảo ngược các xu hướng ủng hộ phố Wall, các tập đoàn lớn và độc quyền, và chuyển hướng các nguồn lực của quốc gia ra khỏi việc xây dựng một cỗ máy chiến tranh lớn hơn" - ông Celente nhận định.
Sự xoay vần hiện nay đã cho thấy việc hợp tác với Trung Quốc đã trở thành một bước đi đúng đắn của Nga. Thay vì chịu đòn trừng phạt của Mỹ, Moscow tìm cách hợp tác trên mọi mặt, mọi lĩnh vực của mình để sống sót...
Đông Phong - Baodatviet