Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiến nghị bổ sung tòa nhà Dinh Thượng thơ vào danh mục bảo tồn

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa kiến nghị UBND thành phố khảo sát, đánh giá để bổ sung Dinh Thượng thơ (tòa nhà số 59-61 Lý Tự Trọng đang là trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông) vào danh mục các công trình được nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị. Đồng thời, thu thập tài liệu, đánh giá để có giải pháp quản lý đối với công trình này.

Kiến nghị bổ sung tòa nhà Dinh Thượng thơ vào danh mục bảo tồn - Hình 1

Dinh Thượng thơ 130 tuổi ở Sài Gòn được kiến nghị bảo tồn

Theo Sở, Dinh Thượng thơ hiện không được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên, tòa nhà cổ này thuộc danh sách vị trí các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử của đồ án quy hoạch khu trung tâm thành phố 930 ha.

Tài liệu về nguồn gốc hình thành cũng như quá trình sử dụng tòa nhà này qua nhiều thời kỳ tương đối đầy đủ, có thể chứng minh được phần nào ý nghĩa công trình trong suốt quá trình tồn tại. "Nhìn chung kiến trúc và không gian của công trình có phản ánh được phong cách kiến trúc theo lối dinh thự thời kỳ Pháp thuộc", Sở Quy hoạch - Kiến Trúc đánh giá.

Trước đó, nói trong cuộc họp báo của UBND TP.HCM đầu tháng 5, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã cho biết, thành phố xem xét rất kỹ khi chọn phương án thiết kế, nâng cấp trụ sở HĐND - UBND TP.HCM. Trong đó, tòa nhà gần 130 năm tuổi có thể bị đập bỏ.

"Công trình này không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao nên thành phố quyết định không bảo tồn. Có rất nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc với công trình kiến trúc cũ, luôn có rất nhiều thứ khiến chúng ta như vậy, song cũng phải tùy vào từng hoàn cảnh chứ không phải lúc nào cũng đem tâm tình ra nuối tiếc", ông Nhã nói.

Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng cho biết việc xây dựng trung tâm hành chính đã được thành phố trăn trở từ khá lâu. Nhiệm kỳ lãnh đạo trước đã tổ chức thi tuyển, chọn được phương án nhưng Chính phủ sau đó yêu cầu tạm dừng.

Thời điểm đó, thành phố đã yêu cầu bảo tồn tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng vì là di tích lịch sử nhưng không ban ngành nào xác nhận. Đơn vị thiết kế đưa ra phương án sẽ dời tòa nhà vào chính giữa đường Lý Tự Trọng (giới hạn bởi đường Pasteur và Đồng Khởi) nhưng cách này rất tốn kém.

"Tòa nhà này không nằm trong danh mục bảo tồn. Thành phố xin chia sẻ ý kiến của các chuyên gia và cũng đã nghiên cứu rất nhiều, song chúng ta có nhiều cách bảo tồn để gợi lại cho người đời sau hiểu về Sài Gòn kiến trúc xưa", ông Hoan nói và cho biết chính quyền thành phố luôn chấp nhận những ý kiến trái chiều để điều chỉnh cho phù hợp.

Hồi cuối tháng 4 Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã tổ chức triển lãm lấy ý kiến người dân về phương án mở rộng trụ sở HĐND - UBND thành phố (trong đó có nội dung phải phá bỏ toàn bộ tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng). Sau nửa tháng triển lãm, đa phần ý kiến đều đồng thuận việc mở rộng cũng như thiết kế của tòa trụ sở UBND và HĐND thành phố. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến góp ý liên quan đến việc bảo tồn công trình Dinh Thượng thơ.

Theo báo cáo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, rất nhiều chuyên gia có ý kiến ủng hộ bảo tồn như KTS Ngô Viết Nam Sơn, TS Nguyễn Thị Hậu, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Khương Văn Mười... Đặc biệt, trước đó phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng như hội văn nghệ sĩ thành phố cũng có đơn kiến nghị bảo tồn gửi đến chính quyền thành phố về việc bảo tồn công trình này.

Dinh Thượng thơ là một trong những công trình kiến trúc lâu đời của TP.HCM. Công trình do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thời kỳ thuộc địa, hoàn thành vào năm 1864 với chức năng là Nhà Giám đốc Nội vụ để điều hành trực tiếp toàn bộ các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Người dân đương thời gọi là Dinh Thượng thơ.

Qua nhiều thời kỳ, tòa nhà được cải tạo, mở rộng để phục vụ cho việc cai trị của người Pháp như Bộ Nội vụ, trụ sở Bộ Kinh tế. Sau khi thống nhất đất nước, công trình trở thành trụ sở của Sở Công thương và hiện là trụ sở làm việc của Sở Thông tin - Truyền thông.

Tòa nhà Dinh Thượng thơ được xây theo kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm một dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng, nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U ôm lấy khoảng sân ở giữa. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà.

Tính từ lúc được nâng cấp lần cuối (năm 1890) đến nay đã gần 130 năm, song tòa nhà vẫn giữ được hai chiếc cổng sắt được thiết kế tinh xảo và lối vào lát đá xanh. Nếu tính về lịch sử khi mới được xây dựng lần đầu thì công trình này đã gần 160 tuổi.

Hằng Vương T/h

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên gia lo ngại mùa hè 2024 rơi vào chu kỳ gia tăng của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm
Chuyên gia lo ngại mùa hè 2024 rơi vào chu kỳ gia tăng của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm

Thời điểm này, nhiều loại bệnh truyền nhiễm đã gia tăng số mắc gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2023. Các chuyên gia y tế lo ngại, theo quy luật, mùa hè năm nay sẽ rơi vào chu kỳ gia tăng của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm.

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển Cô Tô
Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển Cô Tô

Lực lượng chức năng và người dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh phát hiện một xác cá voi trôi dạt vào khu vực vùng biển trước bãi biển Tình yêu.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”

Sau khi ông qua đời năm 1986, gia đình đã không còn giữ được bút tích 8 chữ vàng của Bác Hồ viết tặng. Duy chỉ còn lại bộ đồ đơm đó và một số vật chứng của ông, lưu tại Bảo tàng Cách mạng…

Xuất khẩu rau quả vượt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu rau quả vượt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2024 ước đạt 520 triệu USD do vậy, doanh số xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của ngành hàng này mang về 1,804 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tin vui: Doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Đắk Lắk đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR
Tin vui: Doanh nghiệp cà phê đầu tiên của Đắk Lắk đáp ứng quy định chống mất rừng EUDR

Theo ông Bạch Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), EUDR là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nỗ lực và kết quả mà Simexco Đắk Lắk đạt được thực sự mang tính tiên phong.

Kết nối du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam)
Kết nối du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam)

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh (Việt Nam) và Hiệp hội Du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) vừa tổ chức chương trình kết nối du lịch Jeju - Quảng Ninh.