Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kim ngạch xuất khẩu tăng kỷ lục, doanh nghiệp Việt vẫn canh cánh nhiều nỗi lo

Triển vọng hồi phục sản xuất, kinh doanh ngày càng sáng hơn khi các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, cùng với đó là nhu cầu hàng hóa trong nước, quốc tế tăng cao trong những tháng đầu năm. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã có sự phục hồi mạnh mẽ ước tính đạt 176,3 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Dù có nhiều đơn hàng nhưng các doanh nghiệp lại đứng trước nhiều nỗi lo mới.

Theo Bộ Công Thương, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực tăng trưởng xuất khẩu của cả nước khi đạt tới 76,1 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Có tổng cộng 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với quý I/2021. Có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Điểm nổi bật trong xuất khẩu là nhóm hàng nông lâm thủy sản là xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước tính đạt 900 triệu USD. Tính chung trong quý I/2022, xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tra và tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất.

Theo đó, xuất khẩu thuỷ sản tăng mạnh do các thị trường hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tình hình xung đột Nga - Ukraine mặc dù tác động nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga và Ukraine nhưng lại có tác động lớn đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khi hai thị trường này là hai trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Hơn nữa, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước tăng tới 22% cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc khôi phục sản xuất, kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Hầu hết các thị trường đều có sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,5 tỷ USD.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, đến hết quý I, xuất khẩu cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm khoảng 27% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cá tra sang một số thị trường hàng đầu tăng trưởng tới ba con số. Ngoài Mỹ, xuất khẩu cá tra sang Hồng Kông - Trung Quốc cũng tăng trưởng tới 240% trong 2 tháng đầu năm.

Theo VASEP, dù các doanh nghiệp trong ngành đang nhận được rất nhiều đơn hàng từ các thị trường truyền thống đặt cho các quý tới, song tình trạng nguồn cung khan hiếm khiến giá cá tra nguyên liệu bị đẩy lên cao cũng là mối lo ngại của các doanh nghiệp trong ngành. Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đã tăng 25% so với cuối năm 2021, và chạm mốc kỷ lục khoảng 32.000 đồng/kg. Một số nơi thậm chí có giá cao hơn.

Một vấn đề lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lúc này, theo đại diện VASEP chính là tình trạng thừa đơn hàng nhưng nhiều nhà máy chế biến thủy sản. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc thiếu lao động trầm trọng.

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, dù đạt kết quả tích cực, song hoạt động thương mại của Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức. Trước hết là diễn biến khó lường của dịch COVID-19; nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị; giá cước vận tải ở mức cao; giá hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất dự báo tiếp tục tăng…

Ngoài ra, tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn do chính sách chống dịch “Zero Covid”.

Bên cạnh đó, dù đơn hàng của doanh nghiệp không ít lĩnh vực đã khá nhiều, song chi phí logistics đang tăng chóng mặt nên giá thành sản phẩm rất cao, nhiều đơn hàng chốt trước khi xảy ra biến động giá nguyên liệu nên doanh nghiệp bị thâm hụt lợi nhuận. Bất ổn xung đột Nga-Ukraine cũng sẽ tiếp tục tác động đến giá cả trên thị trường, dẫn đến giá các nguyên liệu đầu vào nói chung tăng cao, gia tăng áp lực cho hoạt động sản xuất của Việt Nam.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.