Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế biển: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển

Với lợi thế bờ biển dài và giàu tài nguyên, việc khai thác hiệu quả tiềm năng từ biển, phục vụ phát triển KT-XH luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này, vẫn còn nhiều điều cần bàn, nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để kinh tế biển thực sự mang lại hiệu quả.

Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với hàng nghìn đảo lớn nhỏ ở biển Đông - là điều kiện trời cho mà không có nhiều quốc gia có được. Nếu tính cả diện tích thềm lục địa thì, diện tích biển Việt Nam khai thác hợp pháp, đúng luật lệ quốc tế sẽ gấp 3 lần diện tích đất liền.

Trải qua hàng nghìn đời, ông cha ta đã khai thác tài nguyên của biển. Ngày nay, chúng ta đang tiếp tục công việc đó, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, nhất là người dân vùng biển.

Ngoài khai thác tài nguyên như dầu khí, điện gió, điện mặt trời…, biển Việt Nam còn có  những địa điểm du lịch lý tưởng, gắn liền với những di sản - được thế giới công nhận.

Tiềm năng của biển sẽ được khai thác một cách bền vững và hiệu quả, một khi chúng ta biết gìn giữ, tôn tạo, nuôi dưỡng và phát triển. Hiệu quả của việc khai thác biển, không chỉ dựa vào một ngành, mà còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, liên ngành, gắn liền với các chính sách đúng đắn và kịp thời của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế biển.

Khai thác hiệu quả tiềm năng từ biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Khai thác hiệu quả tiềm năng từ biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đã chỉ rõ những giải pháp chủ yếu quan trọng:

  1. 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về  phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội;

    2. Hoàn thiện thể chế, chính  sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển;

    3, Phát triển khoa học & công nghệ và tăng  cường điều tra cơ bản biển;

    4. Đẩy mạnh giáo dục & đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển;

    5. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển;

    6. Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển;

    7. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn mạnh về kinh tế biển.

  2. Căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương Đảng về bảo vệ và khai thác tài nguyên biển, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của kinh tế biển, phấn đấu xây dựng một quốc gia biển hùng mạnh trong những năm sắp tới…

Trở lại câu chuyện khai thác tài nguyên biển có sự phối/kết hợp với các ngành kinh tế, trong bài viết này, chỉ đề cập đến việc khai thác tài nguyên biển có liên quan đến ngành thương mại.

Từ trước đến nay, việc thu mua sản vật biển, chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, số doanh nghiệp lớn tham gia chưa có nhiều. Chúng ta không phủ nhận vai trò của những thương lái làm ăn tử tế, chia sẻ với ngư dân vùng biển. Tuy nhiên, chúng ta cũng phê phán; đồng thời cần phải tìm cách giải quyết sớm nhất tình trạng ép cấp, ép giá ngay tại bờ biển mỗi khi những con tàu ra khơi trở về, đem theo niềm hy vọng, hiệu quả cho các hợp tác xã, cá nhân đánh bắt ở ngoài khơi. Xin nêu 1 ví dụ: Tình trạng 1 kg cá ngừ tại Phú Yên và tại các vùng biển khác, chỉ sau một lời “phán xét” chủ quan của thương lái, thì cá đã từ loại 1 xuống loại 2 ngay lập tức!

Sự việc điển hình nêu trên - chính là đại diện cho việc gắn kết giữa đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ thủy hải sản thiếu bền chặt, tính chia sẻ chưa được đề cao. Và lợi nhuận thua thiệt, hầu hết thuộc về phía ngư dân - nhiều năm qua chưa được khắc phục. Nguyên nhân thì có nhiều, ở đây chúng ta có thể kể ra một số nguyên nhân chính.

Trước hết đó là việc đánh bắt thủy hải sản hầu hết riêng lẻ, chưa tập trung được sức mạnh đàm phán khi giao dịch trên thị trường. Hệ thống hậu cần kho chuyên dùng còn mỏng; tôm cá có đến đâu thì đều phải bán nhanh, bán vội đến đó, bởi nếu không sẽ xuống cấp, vì thế, bị ép cấp, ép giá là tất yếu.

Thủy hải sản của Việt Nam, chủ yếu được tiêu thụ ngoài chợ, đến siêu thị thì hầu hết ở dạng tươi sống, phần chế biến sâu như đóng hộp, cá khô, cá nướng, cá tẩm ướp để bảo quản được lâu dài còn khiêm tốn.

Các địa chỉ vùng đánh bắt của ngư dân, hợp tác xã chưa thật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra, ngư dân khi đưa hàng vào kênh phân phối hiện đại, thường bị ép chiết khấu cao, các chi phí ngày càng tăng lên theo thời gian làm việc với một số siêu thị.

Chính vì vậy, hải sản còn gặp khó khăn khi muốn thâm nhập kênh phân phối hiện đại và xuất khẩu đi các nước…

Rõ ràng, xung quanh câu chuyện về sự gắn kết giữa ngành thương mại với việc đánh bắt và tiêu thụ thủy hải sản còn rất nhiều, khó có thể kể hết.

Chỉ biết rằng, nếu muốn phát huy tiềm năng của kinh tế biển và kinh tế thương mại để 2 ngành phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần phải lưu tâm một số việc sau đây:

Trên tinh thần muốn khai thác bền vững và hợp pháp, không làm cạn kiệt tài nguyên, việc quy hoạch, nuôi trồng, đánh bắt phải được xây dựng mang tính khoa học, phù hợp với quy định của nước ta và luật pháp quốc tế;

Việc khai thác thủy hải sản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành kinh tế thương mại, khoa học, vận tải, logictics, đảm bảo có hiệu quả, giảm trung gian; chống ép cấp, ép giá, giảm hao hụt, hư hỏng, tăng chế biến để tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm biển;

Lợi nhuận trong chuỗi giá trị thủy hải sản, cần được phân phối hài hòa, hợp lý, qua đó kích thích được việc đánh bắt nuôi trồng của ngư dân;

Hệ thống phân phối quốc gia, cần mở rộng cửa đón thủy hải sản của Việt Nam, đưa sản phẩm Việt đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý, không để tình trạng các nhà phân phối lớn thống lĩnh thị trường, độc quyền, gây khó khăn cho thủy hải sản Việt khi tiêu thụ ở kênh phân phối hiện đại;

Có biện pháp kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, đánh bắt và tiêu thụ bất hợp pháp, xử lý nghiêm vi phạm, khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc;

Tăng cường cơ sở vật chất cho hậu cần nghề cá như bến bãi, kho dự trữ, cơ sở chế biến hiện đại, hệ thống vận chuyển logictics đạt tiêu chuẩn quốc tế…

Làm được những vấn đề trên, chắc chắc trong thời gian tới, biển Việt Nam ngày càng tươi đẹp, giàu có, phát triển bền vững, góp phần đưa đất nước ta trở thành một quốc gia biển hùng mạnh như Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ, đồng thời, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của các gia đình Việt Nam.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Chúng ta thử đặt câu hỏi rằng: Nếu thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt ngày càng lớn, khi đó, việc dự trữ, sơ chế, chế biến sâu và tiêu thụ ở đâu? Với hàng chục triệu tấn tôm, cá biển đánh bắt hằng năm, rõ ràng, thương mại nội địa và thương mại xuất khẩu phải ngày càng gắn chặt với biển.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ
‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ

Một tờ báo duy nhất trên thế giới được viết, in ấn và phát hành ngay tại mặt trận. Ấn phẩm đó từng được coi là “vũ khí đặc biệt” của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép
Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép

Rạng sáng nay (3/5), Công an phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bắt giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép.

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới.

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Một mùa nghỉ lễ sôi động
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Một mùa nghỉ lễ sôi động

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chứng kiến sự sôi động với hơn 41.000 lượt khách đến tham quan, mang về khoảng thu gần 12 tỷ đồng.

Đồng loạt thu phí không dừng tại 5 sân bay lớn từ ngày 5/5
Đồng loạt thu phí không dừng tại 5 sân bay lớn từ ngày 5/5

Từ ngày 5/5, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ chính thức triển khai và đồng loạt thu phí không dừng (ETC) tại 5 sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài.