Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đóng góp hơn một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, dù cho cắt giảm triển vọng đối với các nền kinh tế tiên tiến của khu vực trong bối cảnh ảm đạm, rủi ro gia tăng.

Theo đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là nơi có sự phát triển kinh tế năng động, đóng góp 70% vào sự tăng trưởng toàn cầu. Bởi nhu cầu thị trường nội địa gia tăng, mặc bối cảnh các chính sách tiền tệ bị thắt chặt.

Năm nay, khu vực này được dự báo sẽ tăng 4,6%, từ mức 3,8% của năm 2022 và năm tới sẽ đạt 4,4%.

Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 4,6%. Ảnh minh họa
Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 4,6% (Ảnh minh họa)

Kinh tế Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhờ đó “tạo nên động lực tăng trưởng cho khu vực” - nhận định của IMF. Bên cạnh đó, các nền kinh tế khác cũng đang dần hồi phục. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 0,8% lên 5,2%.

Tăng trưởng GDP dự kiến của Singapore và New Zealand vào năm 2023 sẽ bị giảm nhiều nhất, lần lượt là 0,8% xuống 1,5 và 1,1%.

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) hôm nay (14/4) cảnh báo suy thoái kinh tế của quốc gia này có thể sâu hơn dự đoán; nhưng, ngân hàng Trung ương đã giữ nguyên biện pháp tiền tệ chính của mình do kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm.

"Trong khi lạm phát vẫn tăng cao, 5 động thái thắt chặt chính sách tiền tệ liên tiếp của MAS kể từ tháng 10/2021 đã kìm hãm đà tăng giá", cơ quan này thông báo.

Mặc dù vậy, IMF cho hay, Hong Kong là nước duy nhất dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng GDP dưới 2%. Trước đại dịch, các nền kinh tế này đã công bố mức tăng trưởng từ 2 đến 5%. Tăng trưởng của Hồng Kông có khả năng đạt 3,5%.

IMF cũng kêu gọi các nhà cho vay châu Á "tiếp tục cảnh giác" - mặc dù họ phần lớn được cách ly khỏi các rủi ro lây lan bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu.

"Việt Nam - làm sao giữ được cân bằng trong thực hiện chính sách để thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát lạm phát và thị trường bất động sản. Như vậy, vai trò của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng. Để lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, một trong những giải pháp cần thực hiện đó là thúc đẩy chương trình đầu tư công", ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định.

Mặt khác, IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn bị chi phối bởi tăng trưởng kinh tế tại Mỹ. Bởi, 6/10 các đối tác xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ trong quý I vừa rồi là từ các nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hồng Nhung (Th)