Theo đó, yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích, vận động Nhân dân thực hiện chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như:
Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa thiếu nước, kém hiệu quả; đất trồng sắn bạc màu, năng suất thấp; diện tích đất trồng cao su và cà phê hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém hiệu quả… sang trồng các loại cây trồng có giá trị như cây hằng năm, cây ăn quả, mắc ca;
Rà soát diện tích đất thường xuyên thiếu nước tưới, chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; hướng dẫn bố trí cơ cấu cây trồng và thời vụ gieo trồng để người dân chủ động lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp để sản xuất và phục vụ cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn.
Đồng thời, chỉ đạo UBND cấp xã kiểm ra, rà soát lại quỹ đất ở địa phương, quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hoá, tập trung chuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện của từng xã, thị trấn và phù hợp với quy hoạch kế hoạch, sử dụng đất theo quy định, trên cơ sở đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chuyên canh tập trung, gắn với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế.
Rà soát, xây dựng kế hoạch của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 3212/KH-UBND ngày 25/09/2023 của UBND tỉnh về kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025 theo quy định; chủ động, tích cực triển khai ngay một số giải pháp để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch của ngành nông nghiệp năm 2023 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3094/UBND-NNTN ngày 15/9/2023 về việc tăng cường triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2023.
Đẩy mạnh sử dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao; đồng thời tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giúp ổn định đầu ra cho nông sản của người dân, hình thành vùng chuyên canh hàng hóa… và phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh, đề nghị của UBND cấp xã và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, để nghiên cứu, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn huyện theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên phối hợp với các phòng ban của huyện, UBND cấp xã, thị trấn phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân để dân hiểu và ủng hộ chủ trương, chủ động đăng ký, đề xuất thực hiện chuyển đổi đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, thiếu nước tưới,…
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi lâu dài và cụ thể hàng năm để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện; việc chuyển đổi phải dựa trên nguyên tắc phù hợp theo quy định pháp luật, phù hợp với với điều kiện khí hậu, thời tiết, có khả năng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ...; đồng thời, theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi của địa phương theo đúng quy định.
Yến Linh (t/h)