Lễ dâng hương 5 vị anh hùng thời Hùng Vương
Làng Vu Tử vốn là làng Việt cổ. Làng có từ thời Hùng Vương dựng nước. Làng có tên Cổ Tục là Làng Tía (Kẻ Tía). Vu Tử là tên gọi của làng có từ hơn 4000 năm nay.
Làng Vu Tử, là một làng thuần nông, quanh năm cấy cày. Tuy nhiên, vẫn tu tạo và gìn giữ di sản văn hóa của tổ tiên. Làng dù nhỏ những vẫn có đủ Đền, Miếu, Đình, Chùa, Chuông đồng bia đá. Ngày tháng khói hương, Bốn mùa cúng tế.
Hội thi nấu bánh dầy để dâng hương
Năm Vĩnh Thịnh thứ 13 triều Lê (1717), làng đúc quả chuông to nhất vùng, cao hơn đầu người. Đền, Đình và Miếu Nghè là nơi thờ 5 vị tướng thời Hùng Vương đã hi sinh cho nước cho dân.
Dâng trúc
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các di sản đó không còn nữa (chỉ tồn tại đến năm 1958)
Hát Trúc
Đến năm 1998, để không bị mất đi nguồn cội gốc gác và để chúng kế tục phát huy, Đình Vu Tử được phục dựng lại nhờ công của:
Bà Đặng Thị Lan trong làng đã cung tiến 796m2 đất để làm nơi thờ tự
Pgs, Ts. Vũ Kim Bảng, nguyên phó Viện trưởng viện ngôn ngữ học, viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam đã tìm lại chứng tích, Thần phả, Văn bia cùng con cháu, con em trong làng gửi tiền công đức; cùng người dân trong làng đồng lòng góp công, góp của để xây dựng lại nơi thờ tự.
Năm 2002: UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định số 3712 xếp hạng di tích Đình Chùa Vu Tử
Sau 10 năm được phong sắc di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, người dân làng Vu Tử luôn đoàn kết, bảo ban nhau… Con cháu cũng từ đó mà đỗ đạt nhiều hơn.
Nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, gìn giữ bản sắc dân tộc, tạo hồn nơi Đình thiêng… làng Vu Tử năm nào cũng tổ chức lễ dâng hương vào đúng ngày giỗ tổ Hùng Vương, mùng 10/3 âm lịch.
Linh Tuệ