Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Luật trẻ em – cần phải được chú trọng với đầy đủ trách nhiệm!

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em, sáng 6/8. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt câu hỏi trong phát biểu khai mạc: Bao nhiêu trẻ em bị bạo hành, xâm hại chưa được phát hiện?

Người dân cả nước liên tục bàng hoàng, phẫn nộ trước những vụ bạo hành trẻ em xảy ra trên cả nước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 315 vụ xâm hại trẻ em bao gồm các nhóm trẻ em bị mua bán, bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng vì trên thực tế con sốtrẻ em bị bạo hành, xâm hại chưa bị phát giác vẫn còn nhiều.

Trẻ em bị bạo hành bởi các bảo mẫu, bởi giáo viên, hàng xóm…Thậm chí là những người thân, ruột thịt trong gia đình.

Vụ bạo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non Mầm xanh, Q.12, TP. Hồ Chí Minh, bằng những vật dụng có ở trong trường. Đã khiến không ít phụ huynh hoang mang, thiếu đi niềm tin, vô cùng lo lắng cho con em mình đang theo học tại các trường mầm non…

Tình trạng con trẻ bị bạo hành không dùng lại ở mẫu giáo, trường học  mà nó còn xảy ra ngay tại ngôi nhà mà các em đang sống, đau lòng hơn ngừi xuống tay tàn bạo lại là những người thân yêu nhất như trường hợp  của Trần Hoài Nam (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ dùng chân, tay đánh con đẻ, còn sử dụng 5 móc áo làm bằng nhôm cuộn thành một chiếc roi để đánh cháu. Những cú đánh tàn bạo này đã khiến cháu bé bị rạn 6 xương sườn và nhiều vết thương do những vật cứng gây ra. Sau khi đánh con, người cha còn nhẫn tâm bỏ mặc cháu ở nhà, không đưa cháu đi khám, chữa trị thương tích. Gần 2 năm qua, cháu bé còn không được đi học kể từ khi đối tượng này tái hôn…

 Luật trẻ em – cần phải được chú trọng với đầy đủ trách nhiệm! - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: không ít trẻ em bị chính những người thân trong gia đình, ở trường lớp, xóm giềng ngược đãi, xâm hại. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội từ trung ương tới địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học…

Là quốc gia thứ hai trên thế giới, là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Việt Nam đạt trước thời hạn các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan trực tiếp đến trẻ em và hiện đang tích cực triển khai các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc, trong đó nhiều mục tiêu trực tiếp tới trẻ em.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết; thậm chí bị xâm hại cả về thể xác và tinh thần. Và trên thực tế số vụ bạo hành, xâm hại trẻ em ở Việt Nam không dừng lại ở khoảng 2.000 trường hợp như báo cáo của Bộ LĐTB&XH.

“Ngoài 2.000 trường hợp bạo hành, xâm hại trẻ em được phát hiện, được can thiệp, được hỗ trợ, được đưa vào số liệu thống kê còn bao nhiêu trường hợp khác chưa được phát hiện? Còn bao nhiêu hành vi, cách ứng xử với trẻ em mà nhiều người thấy là “bình thường” nhưng thực chất là bạo hành, là xâm hại trẻ em, là ảnh hưởng xấu tới phát triển của trẻ em?”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.

Và điều đau lòng là không ít trẻ em bị chính những người thân trong gia đình, ở trường lớp, xóm giềng ngược đãi, xâm hại và dù được can thiệp, hỗ trợ - nhiều trường hợp người ngược đãi, xâm hại được nghiêm trị - nhưng vẫn để lại những di chứng khó lành trong tâm hồn.

Theo Phó Thủ tướng, trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật. Đặc biệt Luật trẻ em năm 2016, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của các chủ thể từ trung ương tới cơ sở; từ Đảng tới cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội… trong công tác bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Nhiều giải pháp lớn cũng như phân công trách nhiệm các cơ quan đều đã được quy định cụ thể ngay trong Luật.

Theo các chuyên gia tâm lý trẻ bị bạo hành trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, hành vi, trẻ dễ mang tính cách hung hăng, không biết chia sẻ, đồng cảm trong cuộc sống. Trẻ cũng sẽ rơi vào stress, ám ảnh, về sức khỏe dễ gặp những bệnh về tâm lí thần kinh, thậm chí là động kinh.

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em và thực trạng tình trạng xâm hại trẻ em có nguy cơ gia tăng nếu không được chú trọng chỉ đạo quyết liệt hơn, trước khi Luật trẻ em có hiệu lực (ngày 01/6/2017), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Ngay tại thời điểm đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sau 1 năm phải tiến hành đánh giá kết quả thực hiện để có sự chỉ đạo hiệu quả hơn.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về thực trạng công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phân tích nguyên nhân bất cập và các giải pháp cụ thể.

Một ví dụ được Phó Thủ tướng nêu lên là Điều 90 (Luật Trẻ em) quy định rõ phải xác định người làm công tác bảo vệ trẻ em ở cấp xã nhưng theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH đến nay mới có 590 cán bộ thuộc 6 tỉnh/thành phố được phân công làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã. Nghĩa là mới có khoảng 5% số xã, 10% số tỉnh triển khai một công việc có thể nói là không khó. Và vì thế trong nhiều trường hợp khi Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 được báo có vụ việc xâm hại trẻ em không biết liên hệ với ai ở cơ sở để xử lý.

“Qua ví dụ đó, chúng ta cũng có thể thấy nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em cũng như hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật về trẻ em cần phải được chú trọng hơn nữa với đầy đủ trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nói và tin tưởng hội nghị sẽ tạo động lực để công tác bảo vệ trẻ em được thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn trong thời gian tới để trẻ em – niềm hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình, của đất nước được chăm sóc, giáo dục, bảo vệ tốt nhất.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.