THCL - Cá chép là vật phẩm không thể thiếu trong ngày ông Công - ông Táo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn cá chép sao cho đúng với phong tục của người Việt.

Đối với văn hóa người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công - ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, báo cáo tình hình 1 năm của gia chủ. Theo phong tục của người Việt, ông Công - ông Táo thường cưỡi cá chép khi về trời. Bên cạnh đó, các gia đình còn chuẩn bị chu đáo từ vàng mã, hoa quả, cho tới mâm cơm thắp hương, báo cáo ông Công – ông Táo những việc đã làm trong năm qua, và những điều hi vọng trong năm mới.

 Lưu ý khi chọn cá chép cúng ông Công – ông Táo - Hình 1

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, trong mâm lễ ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu cá chép sống. Vừa thể hiện lòng thành kính, việc thả phóng sinh cá chép sau khi lễ cúng còn thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt, cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

 Lưu ý khi chọn cá chép cúng ông Công – ông Táo - Hình 2

Phải mua đủ 3 con cá chép vì tượng trưng cho 3 ông, 1 bà/ Nguồn ảnh: Afamily.vn

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết, nhiều gia đình mua 1, 2 con cá chép là điều hoàn toàn sai. Vì theo văn hóa dân gian, ông Công – ông Táo có 3 người, bao gồm 2 ông, 1 bà. Vì vậy, phải mua đủ 3 con cá chép, cũng như lựa chọn cá chép vàng, khỏe mạnh để cúng ngày này.

 Lưu ý khi chọn cá chép cúng ông Công – ông Táo - Hình 3

Không nên thả cá từ trên cao xuống dễ gây chết cá

Sau lễ cúng, mang cá đi phóng sinh phải thả cá nhẹ nhàng xuống nước, tháo bỏ túi ni-lông, tránh việc ném cá còn nguyên túi ni lông từ thành cầu xuống sông, hồ… dễ gây chết cá, cũng như làm mất đi giá trị nhân văn của tục phóng sinh.

Quang Nam (T/h)