(Ảnh minh họa)
Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia cũng chiếm 28,7% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều thứ hai trong năm 2018 là Hàn Quốc, với 2,42 triệu tấn, tương đương 1,79 tỷ USD, giảm 20% về lượng và giảm 6% về kim ngạch so với năm 2017.
Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc chiếm 21,2% tổng lượng và 23,5% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
Thứ ba là thị trường Singapore. Nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này đã có sự sụt giảm mạnh trong năm 2018, khi giảm đến 44,2% về lượng và giảm 29% về kim ngạch so với năm 2017.
Nhập khẩu xăng dầu từ Singapore năm 2018 đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 1,53 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Tiếp đó là thị trường Trung Quốc và Thái Lan, với lượng nhập khẩu đều đạt 1,4 triệu tấn với kim ngạch lần lượt là 1 tỷ USD và 991.000 USD. Nhập khẩu xăng dầu tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh 49% về lượng và 93% về trị giá trong năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu từ Thái Lan lại giảm 15% về lượng và tăng 5% về trị giá so với năm 2017.
Đáng chú ý, mặc dù là thị trường đứng thứ 6 nhưng nhập khẩu xăng dầu từ Nga lại có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018, cũng là thị trường có mức tăng cao nhất trong tất cả các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam. Cụ thể, nhập khẩu xăng dầu từ Nga đạt 128.000 tấn, trị giá gần 110.000 USD, tăng đến 255% về lượng và 402% về trị giá so với năm 2017.
Trong năm 2018, có thêm một thị trường mới cung cấp xăng dầu cho Việt Nam là Hồng Kông. Nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này khá khiêm tốn khi chỉ đạt 102 tấn, trị giá hơn 61.000 USD.
Hằng Vương (t/h)