Tỉnh đã tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu ở cả trung ương và địa phương..

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, tỉnh Nam Định đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp 9 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP; xây dựng và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử OCOP của tỉnh; duy trì cập nhật thông tin thị trường trên trang điện tử, bản tin ngành công thương.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cũng thường xuyên đăng tải thông tin sản phẩm OCOP của địa phương lên các website của ngành như: ocopvietnam.gov.vn; sàn thương mại điện tử Nam Định; PostMart.vn; Voso.vn. Từ năm 2019 đến nay, đã tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu ở cả trung ương và địa phương.

Nhà máy của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam hàng năm được tổ chức SGS thẩm định và cấp chứng chỉ FSSC 22000 (Hệ thống An toàn Thực phẩm), có chứng nhận Halal.
Nhà máy của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam hàng năm được tổ chức SGS thẩm định và cấp chứng chỉ FSSC 22000 (Hệ thống An toàn Thực phẩm), có chứng nhận Halal, có tiềm năng nâng hạng 5 sao.
Gạo sạch Toản Xuân vinh dự là một trong những đơn vị sản xuất lúa gạo đầu tiên được công nhận là
Gạo sạch Toản Xuân vinh dự là một trong những đơn vị sản xuất lúa gạo đầu tiên được công nhận là "Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn" theo quy trình khép kín, có tiềm năng nâng hạng 5 sao..

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Nam Định phấn đấu có trên 300 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó năm 2022 toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 60 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP; tăng cường ứng dụng chu  yển đổi số trong công tác triển khai, thực hiện Chương trình OCOP.

Kết quả khả quan

Lũy kế đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 251 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (39 sản phẩm 4 sao và 212 sản phẩm 3 sao), trong đó có 4 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và có 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao là Nghêu thịt hộp lenger và gạo sạch Toản Xuân. Huyện Hải Hậu có số lượng sản phẩm nhiều nhất tỉnh với 78 sản phẩm (chiếm 31,1%). Về cơ cấu nhóm sản phẩm: Có 231 sản phẩm OCOP thuộc ngành thực phẩm (92%); 13 sản phẩm thuộc ngành đồ uống (5,2%); 4 sản phẩm thuộc ngành thủ công mỹ nghệ (1,6%); 3 sản phẩm thuộc ngành du lịch nông thôn (1,2%). Về số lượng chủ thể sản phẩm OCOP: Tổng số có 134 cơ sở sản xuất của 10 huyện, thành phố có sản phẩm OCOP, trong đó có 50 Doanh nghiệp (37,31%) (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân), 30 Hợp tác xã (22,39%) và 54 Hộ kinh doanh (40,3%).

Những sản phẩm nổi bật và được đánh giá cao về chất lượng.
Những sản phẩm nổi bật và được đánh giá cao về chất lượng..

Các Sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố đã tập trung, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình trong phạm vị quản lý. Xác định Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí sản xuất - thu nhập - hộ nghèo trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có nhiều thay đổi về nhận thức, nhất là vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP đối với việc phát triển sản phẩm và chiến lược sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, do đó đã tích cực hưởng ứng tham gia Chương trình. Tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP từ sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương còn rất lớn.

Hạn chế, khó khăn cần khắc phục

Công tác tuyên truyền nhận thức Chương trình OCOP ở cơ sở còn hạn chế; sự liên kết sản xuất và chế biến tiên thụ chưa chặt chẽ. Số lượng sản phẩm OCOP không đồng đều giữa các địa phương; số lượng sản phẩm OCOP từ những ý tưởng mới còn hạn chế; phương án kinh doanh của nhiều chủ thể chưa đổi mới nhiều. Sự cải tiến, nâng cấp sản phẩm OCOP ở một số cơ sở sản xuất chưa rõ rệt và khác biệt. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và kênh bán hàng các sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng chưa đa dạng.

 Đưa ra phương hướng cụ thể - Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo

 Triển khai Chương trình OCOP cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống Chính trị các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong việc tuyên truyền phát triển các phương án sản xuất kinh doanh trên địa bàn đối với sản phẩm OCOP. Xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí quan trọng bắt buộc trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP; các nội dung, vai trò ý nghĩa Chương trình OCOP; phóng sự về kết quả thành công của một số sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trên website Chương trình OCOP của tỉnh; tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh với các điểm bán hàng OCOP trên cả nước,...

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ triển khai Chương trình; khuyến khích hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP từ các sản phẩm làng nghề và đặc sản truyền thống của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong: truyền thông về Chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm OCOP.

Các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: tăng cường công tác chỉ đạo rà soát và có phương án khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng phát triển sản phẩm OCOP; xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.

Hiền – Nhật