Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại các địa phương

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) tại các tỉnh/thành phố trong năm 2024 và thời gian tới, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đề nghị các Sở KH&CN tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Hội nghị Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) toàn quốc năm 2024 đã được Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội ngày 15/3/2024. Mục tiêu của Hội nghị đặt ra là, toàn ngành từ trung ương đến các địa phương tăng cường kết nối, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong Bộ với các Sở KH&CN, giữa các địa phương với nhau, hướng tới mục tiêu chung: thúc đẩy KH&CN đóng góp nhiều hơn nữa cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cho biết, qua Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 của các địa phương cho thấy, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) ở địa phương năm vừa qua có nhiều kết quả rất tích cực.

Công tác đầu tư tài chính, nhân lực cho KH&CN tiếp tục được các địa phương quan tâm, gần 40 tỉnh/thành phố bố trí kính phí cao hơn mức thông báo của Trung ương, huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN đã có bước phát triển hơn, có thêm nhiều tập đoàn kinh tế lớn trích lập quỹ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ. Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, năng lực tiềm lực KH&CN tiếp tục được đầu tư. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã có những kết quả rõ nét, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN phát triển các sản phẩm chủ lực, góp phần nâng hạng sao cho sản phẩm OCOP của các địa phương, bảo hộ nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu chính ngạch. Các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu. Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường.

Các kết quả KH&CN ngày càng tham gia sâu vào các ngành, lĩnh vực đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển KT-XH, cụ thể thông qua Chỉ số đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế năm 2023 tăng hơn năm 2022 (44,8%, so với 43,8%); Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng lên 47,45%. Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam năm 2023 tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế...

Thứ trưởng nhấn mạnh, các kết quả, thành tựu chung của ngành KH&CN có sự đóng góp rất to lớn của KH,CN&ĐMST ở các địa phương, trực tiếp là hoạt động của các Sở KH&CN. 

Để tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động KH&CN tại địa phương, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý KH,CN&ĐMST tại địa phương, đưa KH,CN&ĐMST phục vụ thiết thực, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, của vùng và cả nước, Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận đến từ các Giám đốc Sở KH&CN.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, hoạt động KH&CN tại địa phương năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, hoạt động KH&CN tại địa phương năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước

Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt ghi nhận, đánh giá cao kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST tại các địa phương trên cả nước trong năm 2023. Theo Bộ trưởng, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức và cả những vướng mắc về một số cơ chế, chính sách, nhưng nhờ sự định hướng, lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt sự chủ động, sáng tạo của 63 Sở KH&CN trên cả nước, hoạt động KH&CN tại địa phương năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước.

Với các kiến nghị tại Hội nghị, Bộ trưởng đề nghị các đồng chí Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương có phương án giải quyết. Trong đó có hai việc cần làm ngay, đó là: Hoàn thiện Thông tư quy định việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. Đây là việc nhiều địa phương rất quan tâm, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của hàng hóa.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động KH,CN&ĐMST tại các tỉnh/thành phố trong năm 2024 và thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị các Sở KH&CN tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tham gia, phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN hoàn thiện thể chế, chính sách về KH,CN&ĐMST, trọng tâm là việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN năm 2013, các quy định về cơ chế tài chính, đầu tư cho hoạt động KH&CN (sửa Nghị định số 95/2014/NĐ-CP); phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định số 70/ 2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 về việc xử lý tài sản được hình thành trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN...

Tham mưu cấp thẩm quyền tăng cường đầu tư tiềm lực, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN tại địa phương để đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH; sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho hoạt động KH,CN&ĐMST tại địa phương và cần tiếp tục tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài xã hội cho hoạt động KH,CN&ĐMST. 

Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ, tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình KH&CN cấp quốc gia phục vụ trực tiếp cho phát triển KT-XH của các địa phương và vùng; Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, nhất là trong phát triển sản phẩm trọng điểm, chủ lực của địa phương; tăng cường hợp tác, liên kết địa phương, liên kết vùng, tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST; Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại địa phương, tham gia tích cực vào phát triển hệ thống ĐMST quốc gia; tăng cường kết nối cung - cầu công nghệ; thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN; Tiếp tục triển khai Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (IPP).

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, hoạt động KH&CN tại địa phương năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh, bám sát quan điểm phát triển đất nước tại Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030: “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào KH,CN&ĐMST”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, với sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Bộ KH&CN tin tưởng, trong thời gian tới hoạt động KH,CN&ĐMST của các địa phương trên cả nước sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, đóng góp hiệu quả cho phát triển KT-XH của địa phương và đất nước.

Minh Anh(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng

Ngày 8/5, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tham gia Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng và mang đến những công nghệ đang được triển khai, ứng dụng trong các hoạt động, dịch vụ và giải pháp số tân tiến cung cấp tới khách hàng. Đặc biệt, SHB giới thiệu “Dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh SLINK” – một trong hai giải pháp được vinh danh tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Xử lý nghiêm các trường hợp đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường giao thông
Xử lý nghiêm các trường hợp đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường giao thông

Ngày 8/5, UBND tỉnh Nam Định có văn bản gửi các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu và xử lý việc đốt rơm rạ, rác thải không đúng quy định.

Kinh doanh hàng hóa vi phạm, Shop Đinh Thị Quyên, Bắc Giang bị xử phạt 147,5 triệu đồng
Kinh doanh hàng hóa vi phạm, Shop Đinh Thị Quyên, Bắc Giang bị xử phạt 147,5 triệu đồng

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Đinh Thị Quyên, địa chỉ thôn Đồng Sau, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang với số tiền 147,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh 2 tháng đối với cơ sở này.

Xuất khẩu quế Việt Nam chiếm lĩnh thị phần tại Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu quế Việt Nam chiếm lĩnh thị phần tại Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm 2024

Sản phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ rộng khắc các thị trường như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bangladesh, Iran và UAE... Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2024, mặt hàng quế đã có mức tăng đột biến tại Ấn Độ.

Tiêu hủy hàng giả, hàng nhập lậu và thực phẩm không đảm bảo an toàn
Tiêu hủy hàng giả, hàng nhập lậu và thực phẩm không đảm bảo an toàn

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát và tiêu hủy một lượng lớn hàng hóa vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, thuốc lá điếu nhập lậu và thực phẩm không bảo đảm an toàn sử dụng.

Khoảng 10.000 tỷ đồng của người dân đã bị các đối tượng xấu lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng
Khoảng 10.000 tỷ đồng của người dân đã bị các đối tượng xấu lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng

Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05, Bộ Công an, thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra liên tục, tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.