Ông Lê Bá Hùng- Chủ tịch thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị phát biểu
Ông Lê Bá Hùng- Chủ tịch thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị phát biểu
Quang cảnh buổi khai mạc
Quang cảnh buổi khai mạc "Chợ phiên biên giới Lao Bảo"

Khai mạc chợ phiên lần đầu tiên

Sáng 21/12, thời tiết tại Thị trấn Lao bảo, tỉnh Quảng Trị 19 độ C, trời nắng nhẹ, se lạnh rất đẹp và thuận lợi, tại Trung tâm Thương mại Lao Bảo, UBND thị trấn phối hợp với Trung tâm Thương mại thị trấn Lao Bảo đã chính thức khai mạc “Chợ phiên biên giới Lao Bảo”.

Với số lượng gần 40 gian hàng gồm: Khu ăn uống, giải khát, khu mua bán hàng nông sản, thực phẩm tươi sống đã qua giết mổ, khu trưng bày, bán các sản phẩm đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộc Lào),sản phẩm OCOP trên địa bàn thị trấn và một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, các sản phẩm đóng gói, áo quần, giày dép và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vui chơi giải trí…khu trưng bày, bán các mặt hàng của tiểu thương trong Trung tâm thương mại, điểm check in, chụp ảnh lưu niệm…

Quang cảnh buổi khai mạc
Quang cảnh buổi khai mạc "Chợ phiên biên giới Lao Bảo"
Khai mạc
Khai mạc "Chợ phiên biên giới Lao Bảo"

Phiên chợ vừa là không gian sinh hoạt văn hóa, giải trí, ăn uống và mua sắm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa góp phần giữ chân khách lưu trú, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn thị trấn.

Đây là lần đầu tiên “Chợ phiên vùng cao biên giới Lao Bảo” tổ chức. Việt Nam có 11 khóm, bản, phía Lào có 2 bản tham gia gặp gỡ, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa.

các hoạt động giao lưu văn hóa của từng địa phương, dự kiến thu hút khoảng từ 5.000.000 đến 6.000.000 người tham gia.
Các hoạt động giao lưu văn hóa của từng địa phương, dự kiến thu hút khoảng từ 5.000.000 đến 6.000.000 người tham gia.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Thương hiệu & Công luận, ông Lê Bá Hùng- Chủ tịch thị trấn Lao Bảo cho biết, với trách nhiệm là đơn vị chủ trì phối hợp xây dựng chợ phiên biên giới Lao Bảo, thị trấn Lao Bảo đã kiến nghị đối với các cơ quan chức năng đó là:

- Có cơ chế đặc thù riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân 2 bên biên giới qua lại trao đổi mua bán các hàng hóa nông, lâm sản và dịch vụ khác tại chợ phiên biên giới Lao Bảo. Cơ quan chức năng ở khu vực Cửa khẩu tạo điều kiện cho người dân qua lại mua bán trao đổi tại chợ phiên chỉ cần đăng ký thông tin về người, chủng loại và số lượng hàng hóa, phương tiện giao thông đi lại … có xác nhận của chính quyền địa phương để vừa đảm bảo công tác quản lý đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho người dân.

Đồng chí Hồ Văn Hoan- Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen của UBND tỉnh cho hoa hậu Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Đồng chí Hồ Văn Hoan- Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen của UBND tỉnh cho hoa hậu Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên

- Đưa “Chợ phiên biên giới Lao Bảo” vào hành trình các tour du lịch, nâng cấp, phát triển các điểm dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện đồng bộ hơn. Kêu gọi các công ty xây dựng các tour tuyến. Trong đó, quan tâm tuyến du lịch xuyên biên giới kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn huyện Hướng Hóa với các điểm du lịch thuộc huyện Sê Pôn.

Ngày hội văn hóa đặc sắc vùng cao

Thiếu tá Nguyễn Văn Sáu - Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cho biết, khi đến với “Chợ phiên biên giới Lao Bảo”, người dân phía Lào chỉ dùng Giấy thông hành để qua lại, rất thuận lợi.

Cơ quan chức năng của Việt Nam - Lào tạo mọi thuận lợi cho bà con qua Cửa khẩu
Cơ quan chức năng của Việt Nam - Lào tạo mọi thuận lợi cho bà con qua Cửa khẩu

Chợ chủ yếu bán nông sản, sản phẩm truyền thống của vùng cao biên giới… và còn diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa của từng địa phương, dự kiến thu hút khoảng từ 5.000.000 đến 6.000.000 người tham gia.

Trao đổi nhanh với chị Nốc Kẹo và Vản Chay, dân tộc Phụ Thay ở bản Đen Sa Vẳn, bán đồ thổ cẩm, đồ thủ công chị cho biết: “Mình rất thích thú với “Chợ phiên biên giới Lảo Bảo” này, gần cả tuần qua mình tập trung hàng hóa khá nhiều để phục vụ phiên chợ này, mình có cảm giác như ngày Tết vậy…”

Chính thức khai mạc “Chợ phiên biên giới Lao Bảo”.
Chính thức khai mạc “Chợ phiên biên giới Lao Bảo”.

Một điều chúng tôi ghi nhận:Ban tổ chức kiểm tra chặt chẽ và nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đối với hộ kinh doanh thực phẩm phải thực hiện chế độ tự kiểm tra nguồn thực phẩm nhập vào, đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ; có hóa đơn chứng từ; có tem nhãn hàng hóa rõ ràng; có tên, địa chỉ cụ thể của người cung cấp thực phẩm; được kiểm tra cảm quan và ghi chép vào sổ sách theo dõi. Thực hiện kê khai nguồn gốc hàng hóa đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây… theo quy định.

Ban Tổ chức tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về VSATTP và nội quy; tổ chức cho tiểu thương kinh doanh thực phẩm ký cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về VSATTP.

Khi phát hiện thấy các sản phẩm không bảo đảm VSATTP hoặc có nghi vấn thực phẩm có khả năng mất an toàn, Ban Tổ chức xử lý các vi phạm nội quy theo quy định và báo ngay cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, xử lý.

Chợ chủ yếu bán nông sản, sản phẩm truyền thống của vùng cao biên giới
Chợ chủ yếu bán nông sản, sản phẩm truyền thống của vùng cao biên giới

“Chợ phiên biên giới Lao Bảo” với sự hội tụ giao thương của nhiều dân tộc như: Dân tộc Vân Kiều, Pa Cô và cả người Kinh Việt Nam … Dân tộc Phụ Thay của các bản  Lào.

Ghé thăm khu chợ, mọi người được chứng kiến không khí nhộn nhịp của các cuộc mua bán, trò chuyện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng:Vân Kiều, Pa Cô tiếng Kinh và cả tiếng Lào...

Các mặt hàng từ nông sản, sản vật núi rừng, cho đến vật nuôi, vải vóc, nông cụ… được bà con mang ra chợ trao đổi, mua bán.

Một số khu bán các sản vật, trang phục, vật dụng như: Mật ong, sâm rừng, gừng, thảo dược, rau cải, gà đồng bào dân tộc... được rất nhiều người quan tâm. Các cuộc xem hàng, ra giá, mặc cả giữa người mua, kẻ bán rộn rã một góc trời.

Bên cạnh đó, nét thú vị nhất của “Chợ phiên biên giới Lao Bảo” nói riêng, các phiên chợ vùng cao nói chung cho chúng ta một cái nhìn mãn nhãn với những bộ trang phục nhiều sắc màu, rực rỡ.

Riêng cánh mày râu đi “Chợ phiên biên giới Lao Bảo” là phải “nâng ly”. Bởi lẽ, có hẳn khu ẩm thực đầy hấp dẫn, mùi thịt nướng lan tỏa khá xa, lôi cuốn với những món đặc sản vùng cao biên giới sẵn sàng phục vụ như: Gà nướng, thịt lợn nướng, lòng dồi nướng…

Một điều rất thú vị, cách ướp tẩm gia vị của đồng bào dân tộc Lào rất đặc biệt, không nơi nào có được, ăn một lần là nhớ mãi…

Người đi mua bán, giao dịch, kẻ tìm tới chơi chợ, hòa cùng những khách thập phương từ dưới xuôi hiếu kỳ lên khám phá… tất cả đã tạo thành một không gian ngày hội văn hóa đặc sắc nơi vùng cao giữa hai miền biên giới  Việt – Lào đầy tình nghĩa…

“Chợ phiên biên giới Lao Bảo” nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, quảng bá, trao đổi hàng hóa, các sản phẩm truyền thống Việt Nam – Lào và các mặt hàng đặc trưng thương hiệu Việt Nam – Lào hai bên biên giới. Chợ sẽ diễn ra hàng tuần vào thứ 7, từ 6 giờ sáng và kết thúc vào buổi chiều. “Chợ phiên biên giới Lao Bảo” góp phần khẳng định những giá trị vốn có của vùng cao biên giới, đồng thời nâng cao thương hiệu Lao Bảo đến với khách thập phương.

Hoàng Hữu Quyết