# cát biển
Giải bài toán vật liệu cát nền thi công dự án cao tốc miền Tây là cát biển
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc giải bài toán vật liệu cát nền thi công các dự án cao tốc miền Tây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: Rà soát tìm kiến nguồn vật liệu cát sông và triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biển.
Trong tháng 12/2023, các bộ, ngành phải có kết luận về việc sử dụng cát biển làm nguyên vật liệu san lấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, với 86 dự án, khối lượng công việc rất lớn, các công trình trọng điểm phân bổ tương đối đồng đều trên các vùng miền, địa phương. Trong tháng 12/2023, các bộ, ngành phải có kết luận về việc sử dụng cát biển làm nguyên vật liệu san lấp.
Thiếu cát và vấn đề cát biển cho các công trình, dự án giao thông trọng điểm
Về cát biển, Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay, Bộ TN&MT đã hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Cát biển có thể sử dụng để san lấp, thi công đường
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh, hiện nay thực trạng thiếu vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có các dự án cao tốc đang gặp khó khăn, chính vì vậy, Bộ GTVT đang thí điểm sử dụng cát biển để san lấp. Kết quả thí điểm ban đầu cho thấy cát biển có thể sử dụng để san lấp, thi công đường.
Phải khắc phục việc nhiều mỏ cát chưa đạt tiêu chuẩn
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.