# Quản lý thị trường
Quảng Bình tạm giữ hơn 1.500 sản phẩm quần áo trẻ em giả mạo nhãn hiệu
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tạm giữ hơn 1.500 sản phẩm quần áo trẻ em các loại giả mạo nhãn hiệu.
Thừa Thiên Huế liên tiếp bắt giữ nhiều hàng hoá nhập lậu, giả nhãn mác.
Thực hiện kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của Cục Quản lý Thị trường cũng như Kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Quý mão 2023 của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, mấy ngày qua các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã liên tiếp phát hiện, tạm giữ nhiều hàng hoá nhập lậu, giả nhãn mác trên địa bàn.
Quản lý thị trường xử lý 963 vụ vi phạm hàng hóa trong 10 tháng đầu năm
Từ đầu năm 2022 đến nay, trật tự thị trường cơ bản được đảm bảo, không xảy ra những vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Mở cửa phòng trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm 15 năm ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11/2007-29/11/2022), sáng 25/11/2022, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương tiếp tục mở cửa phòng trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Hàng giả, hậu quả thật”.
Liên tiếp xử lý các vụ vi phạm về kinh doanh hàng giả
Trong thời gian ngắn từ ngày 11/11 đến ngày 18/12/2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 - Cục QLTT Quảng Bình đã liên tiếp phát hiện, xử lý 05 vụ vi phạm về hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Tổng số tiền xử phạt hành chính 46 triệu đồng, trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy gần 36 triệu đồng.
Cục QLTT Quảng Trị: Tiêu hủy hàng hóa vi phạm gần 800 triệu đồng
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Tổng giá trị hàng tiêu hủy là gần 800 triệu đồng.
Bắt xe tải chở hơn 06 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Ngày 21/12, thông tin Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình, đơn vị này vừa phối hợp với các lực lượng chức năng tỉnh kiểm tra, phát hiện xe ô tô tải chở hơn 06 tấn thực phẩm đông lạnh các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối.
QLTT Nghệ An: Năm 2022, xử lý 2.447 vụ việc, thu phạt trên 8,2 tỷ đồng
Ngày 22/12, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Theo báo cáo, trong năm 2022, Cục QLTT Nghệ An đã kiểm tra, xử lý 2.447 vụ việc, thu phạt trên 8,2 tỷ đồng.
Hà Giang thu giữ trên 400 gói mứt Tết không rõ nguồn gốc
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang vừa phát hiện, thu giữ trên 400 gói mứt Tết không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục Quản lý thị trường Quảng Trị: Năm 2022, xử lý 304 vụ vi phạm
Theo báo cáo từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Quảng Trị, trong năm 2022, cục này đã tiến 304 vụ vi phạm về hàng hóa. Tổng trị giá hàng hoá tạm giữ, tịch thu và xử phạt vi phạm hành chính hơn 5,6 tỷ đồng.
Tiến hành tiêu hủy hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng trị giá gần 4,7 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường (QLTT) Quảng Bình vừa tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, không đảm an toàn thực phẩm. Tổng trị giá lô hàng bị tiêu hủy lần này là gần 4,7 tỷ đồng.
Ông Đỗ Hồng Trung được bổ nhiệm chức vụ Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường
Sáng 31/01, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường đối với ông Đỗ Hồng Trung, Kiểm soát viên chính, Vụ Thanh tra, kiểm tra (Tổng cục Quản lý thị trường).
Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm.
Chuyện nói và làm trong phòng chống hàng giả, nhái, kém chất lượng, hàng lậu của lực lượng Quản lý thị trường
Về tổng thể, dịch bệnh Covid-19 đã chi phối lớn tình hình thị trường trong 03 năm qua, dẫn đến các hành vi liên quan đến hàng hóa của người tiêu dùng cũng thay đổi. Hành vi ở đây là hành vi chung của cả người tiêu dùng và đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa ra thị trường khiến cho lực lượng quản lý thị trường rất vất vả trong quá trình kiểm soát hàng hóa.
Lực lượng Quản lý thị trường chủ động ngăn chặn các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng giả
Theo Bộ Công thương, để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ đạo lực lượng QLTT tại các địa phương xác định rõ tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm.
Bài 2: Quản lý thị trường có những hạn chế trong hành động và trách nhiệm ở Báo cáo từ năm này qua năm khác
Trong Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường thì không dùng từ hạn chế, hành động và trách nhiệm như lời ông Tổng cục trưởng nói tại các Hội nghị của ngành mà dùng chung một cụm từ là “khó khăn, vướng mắc” và có từ "hạn chế" nhưng ít dùng. Vậy, “ khó khăn, vướng mắc” được quản lý thị trường nhận diện từ năm này, qua năm khác như thế nào?
Bài 3: Nhận diện lý do, hành vi cán bộ quản lý thị trường vi phạm pháp luật
Trong những năm qua, nhân sự của cơ quan quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật ở các cấp bậc chức danh, và mức độ, phạm vi lan rộng. Hành vi vi phạm pháp luật cũng được Tổng cục Quản lý thị trường nhận diện là đa dạng hơn, không chỉ ở một hành vi là nhận hối lộ.
Bài 4: Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nêu cao trách nhiệm người đứng đầu được thể hiện ra sao?
Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg, ngày 10/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ ghi: Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Vậy trách nhiệm người đứng đầu được Tổng cục trưởng nêu gương, thực hiện như thế nào trong những năm qua?
Cà Mau tạm giữ hơn 4.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa tạm giữ hơn 4.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm, gồm 1.175 sản phẩm có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ; 3.090 sản phẩm mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bài 5: Quản lý thị trường cần nhìn thẳng vào thực tế để thay đổi phù hợp, phát triển và hội nhập
Hơn 04 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, phải khẳng định rằng, lực lượng quản lý thị trường có nhiều mặt tích cực, rất đáng được khen ngợi. Tuy nhiên, tồn tại, hạn chế có phần lấn lướt tích cực, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên đề nghị lực lượng quản lý thị trường phải tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để tìm giải pháp, kịp thời khắc phục để quản lý thị trường thực sự là lực lượng quan trọng giúp hoạt động kinh tế thương mại lành mạnh.