Bài 1: Đong đầy thành tựu

LTS: Theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương thì, Chính phủ giao cho lực lượng quản lý thị trường nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm lớn trong thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Đây là vinh dự lớn lao mà Chính phủ giao phó cho lực lượng quản lý thị trường, vậy thời gian qua, cụ thể từ năm 2020 đến 2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã nói, làm, hành động như thế nào với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chính phủ giao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Năm 2020, xử lý vi phạm thu nộp ngân sách Nhà nước trên 352,15 tỷ đồng

Theo báo cáo tổng kết của Tổng cục Quản lý thị trường năm 2020, đến thời điểm phát hành báo cáo ghi ngày 21/01/2021, “Tổng cục Quản lý thị trường đã hoàn thành 100% nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao”. Cụ thể, Tổng cục Quản lý thị trường đã giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra 38.598 tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thực phẩm, rượu, thuốc lá, xăng dầu, gas và hoạt động thương mại điện tử thị trường.

Theo đó, số tổ chức, cá nhân được kiểm tra 33.586, đạt tỷ lệ 87% theo kế hoạch dự kiến ban đầu. Số vụ vi phạm là 7.885 vụ, chiếm tỷ lệ khoảng 23% số tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Trong đó đã xử lý 7.876 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 14 tỷ đồng; giá trị hàng hóa tịch thu chưa bán là 335 triệu đồng; đang tiếp tục đôn đốc thực hiện 09 vụ.

Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp rất hiệu quả với các đơn vị như: Cục Hóa chất, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Công Thương để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật.

lực lượng chức năng TP Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ gần 30.000 bộ quần áo, giày, găng tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu adidas, Nike.
Chiều ngày 02/12/2022, lực lượng chức năng TP. Hà Nội đã phát hiện và thu giữ gần 30.000 bộ quần áo, giày, găng tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu adidas, Nike. Ảnh Tổng cục Quản lý thị trường.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường luôn làm tốt công tác tham mưu cho Trưởng Ban trong công tác chỉ đạo điều hành, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; báo cáo kịp thời kết quả, tình hình triển khai nhiệm vụ cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ để Văn phòng Thường trực 389 quốc gia kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các lực lượng trong phối hợp thực hiện nhiệm vị chính trị chung; luôn tích cực, chủ động công tác góp ý hoàn thiện khung khổ pháp lý, các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tổ chức triển khai đảm bảo thực hiện, hiệu quả.

Với chính quyền địa phương, lực lượng quản lý thị trường đã tích cực tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; triển khai hiệu quả quy chế phối hợp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm.

“Năm 2020, lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý trên 66.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 352,15 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chưa bán ước tính trên 136 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 392 tỷ đồng. Quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự đối với 157 vụ; đã xử lý 26 vụ; đang xem xét 81 vụ; 51 vụ được chuyển trả để xử lý vi phạm hành chính”, trích nguyên báo cáo tổng kết của lực lượng quản lý thị trường.

Năm 2021 phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng

Năm 2021, theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường thì tình hình thị trường diễn biến phức tạp. “Nhất là hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn ra và tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường. Vì dịch bệnh diễn biến khó lường nên hoạt động kinh doanh online, sàn thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và trở thành kênh thương mại phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng kém chất lượng…

Báo cáo kết quả hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường năm 2021 thể hiện: Sau hơn 08 tháng thực hiện đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 thì: 63 Cục Quản lý thị trường đã tổ chức tuyên truyền, tập trung vào hoạt động ký cam kết gần 100.000 cơ sở kinh doanh và xử lý 3.498 vụ vi phạm về hàng giả, nhái, hàng không rõ nguồn gốc và hàng hóa xâm phạm quyền; xử phạt hành chính trên 81 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm trên 60 tỷ đồng.

Vụ vi phạm lớn được nhắc đến như: Tấn công, triệt phá kho hàng hơn 13.700 túi xá, ví các hoại giả mạo nhãn hiệu Hermes, Gucci, LV, Yve Sanint Laurent, Dior tại Nam Định. Kiểm tra, xử lý 08 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ hơn 40 tấn hàng gồm gần 123,5 ngàn sản phẩm, chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ thời trang, hàng gia dụng và rượu; Vụ 4 triệu sản phẩm, hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh; Vụ 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ; Vụ vận chuyển 4.500 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hà Tĩnh; Vụ lô hàng tấm tế bào quang điện giá trị 100 tỷ đồng tại Bắc Giang; Kiểm tra xưởng sản xuất và kho chứa, thu giữ 28.000 sản phẩm sa tế có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vụ 17.000 khẩu trang đều ở Hà Nội; Vụ nhiều trang thiết bị y tế vận chuyển qua đường hàng không, nhập ngoại không chứng từ, nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh….

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm năm 2021, theo Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, cụ thể: Phát hiện xử lý 41.375 vụ; ước thu nộp ngân sách Nhà nước 430 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính gần 244 tỷ đồng; ước tiền bán hàng hóa, phương tiện vi phạm bị tịch thu trên 186 tỷ đồng.

Theo Báo cáo, hành vi, lĩnh vực vi phạm chủ yếu của năm 2021 là sản xuất, kinh doanh, hàng nhập lậu – trên 5.300 hành vi; hàng giả - gần 2.200 hành vi; hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ - gần 2.300 hành vi; tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhãn hàng hóa – trên 9.800 hành vi; an toàn thực phẩm – gần 4.700 hành vi.

Cơ quan Quản lý thị trường đã chuyển 109 vụ việc sang cơ quan điều tra thì có 22 vụ đã khởi tố, 105 vụ đang xem xét và 63 vụ bị trả lại để xử lý vi phạm hành chính. Các vụ chuyển cơ quan điều tra tại miền Bắc, chủ yếu là hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp. Tại miền Nam, hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là thuốc lá, thực phẩm, tân dược, trang thiết bị y tế, rượu.

Năm 2022, phát hiện, xử lý 43.989 vụ, thu nộp ngân sách trên 490 tỷ đồng

Ảnh: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng được đẩy mạnh tại các trung tâm, siêu thị trong dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa. Vậy các sở, ngành có những động thái gì trước thực trạng hàng giả, hàng nhái cuối năm?
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng được đẩy mạnh tại các trung tâm, siêu thị trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa. Vậy các sở, ngành có những động thái gì trước thực trạng hàng giả, hàng nhái cuối năm?

Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính năm 2022, Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường như sau: Đã thanh, kiểm tra gần 71.000 vụ; phát hiện, xử lý 43.989 vụ vi phạm, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021, tổng tiền thu, nộp ngân sách Nhà nước trên 490 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng ký năm 2021. Trong đó, giá trị hàng hóa tịch thu gần 96 tỷ đồng; trị giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục buộc tiêu hủy hơn 19 tỷ đồng.

Lực lượng quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phối hợp với các lực lượng chức năng. Cụ thể, đã chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, phối hợp với cơ quan công an triệt phá nhiều kho hàng lớn, thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm là túi xách tay, mắt kính, quần áo, giày dép… không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng…

Con số của thành tựu

Năm 2020, lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý trên 66.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 352,15 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chưa bán ước tính trên 136 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 392 tỷ đồng. Quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự đối với 157 vụ; đã xử lý 26 vụ; đang xem xét 81 vụ; 51 vụ được chuyển trả để xử lý vi phạm hành chính.

Năm 2021, phát hiện, xử lý 41.375 vụ, ước thu nộp ngân sách Nhà nước 430 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính gần 244 tỷ đồng; ước tiền bán hàng hóa, phương tiện vi phạm bị tịch thu trên 186 tỷ đồng. Cơ quan Quản lý thị trường đã chuyển 109 vụ việc sang cơ quan điều tra thì có 22 vụ đã khởi tố, 105 vụ đang xem xét và 63 vụ bị trả lại để xử lý vi phạm hành chính.

Năm 2022, phát hiện, xử lý 43.989 vụ vi phạm, tổng tiền thu, nộp ngân sách Nhà nước trên 490 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hàng hóa tịch thu gần 96 tỷ đồng; trị giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục buộc tiêu hủy hơn 19 tỷ đồng. Lực lượng quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Qua công tác thống kê nêu trên, măm 2020, phát hiện, xử lý hơn 66.000 vụ việc, thu nộp ngân sách hơn 352,15 tỷ đồng; năm 2021, phát hiện, xử lý chỉ 41.375 vụ nhưng ước thu nộp ngân sách Nhà nước 430 tỷ đồng; năm 2022, phát hiện, xử lý 43.989 vụ vi phạm, tổng tiền thu, nộp ngân sách Nhà nước trên 490 tỷ đồng.

Ảnh: Vào tháng 3/2022, Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh:
Vào tháng 03/2022, Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh: "Siêu thị Co.op mart Long Biên bày bán nhiều sản phẩm hết hạn sử dụng, có coi thường sức khỏe người tiêu dùng" của người tiêu dùng về việc siêu thị Co.op mart Long Biên, TP. Hà Nội bán nhiều sản phẩm, thực phẩm hết hạn sử dụng, không có hạn sử dụng, hạn sử dụng còn rất ngắn; sản phẩm thực phẩm không có tem nhãn. Ngày 18/01/2023, dịp Tết Nguyên đán 2023, Phóng viên ghi nhận tại Co.op mart số 10 Nguyễn Trãi, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội cho thấy vẫn còn tình trạng, sản phẩm hết hạn sử dụng. Cụ thể, sản phẩm Đậu non Miso 350g, được bày bán tại Co.op mart số 10 Nguyễn Trãi có ngày sản xuất là 06/01/2023, hạn sử dụng: 10 ngày kể từ ngày sản xuất. Như vậy, tính đến thời điểm phóng viên ghi nhận ngày 18/01/2023 thì, sản phẩm vẫn được bày bán trên kệ, mặc dù đó là thời điểm dịp Tết Nguyên đán 2023.

Với thống kê trên cho thấy, phát hiện, xử lý nhiều sai phạm nhưng trong báo cáo tổng kết hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường năm 2021 giảm so với năm 2020, nhưng năm 2022 lại tăng so với năm 2021. Trong báo cáo chúng tôi không thấy dòng nào, từ nào nói về nguyên nhân việc tăng đó, nhất là ở phần giải pháp, kiến nghị và kế hoạch, phương hướng hành động của năm mới.

Con số tiếp theo của thành tựu cũng rất đáng quan tâm, đó là “lực lượng quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cụ thể, năm 2020 đã chuyển cơ quan điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự đối với 157 vụ, đã xử lý 26 vụ, đang xem xét 81 vụ, 51 vụ được chuyển trả để xử lý vi phạm hành chính. Năm 2021, quản lý thị trường đã chuyển 109 vụ việc sang cơ quan điều tra thì có 22 vụ đã khởi tố, 105 vụ đang xem xét và 63 vụ bị trả lại để xử lý vi phạm hành chính. Và, năm 2022, cơ quan quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Bên cạnh đó, tại siêu thị Co.op mart Nguyễn Trãi còn bày bán thực phẩm như thịt, nho, giá không có hạn sử dụng...
Bên cạnh đó, tại siêu thị Co.op mart số 10 Nguyễn Trãi trong dịp Tết Nguyên đán 2023 còn bày bán thực phẩm như thịt, cá, giá, nho, không có hạn sử dụng...

Như vậy, năm 2020, số vụ vi phạm được chuyển nhiều nhất là 157 vụ, năm 2021 là 105 vụ, còn năm 2022 là 127 vụ. Thế nhưng, số vụ bị cơ quan điều tra trả lại để lực lượng quản lý thị trường xử phạt hành chính lại tăng, năm 2020 là 51/157; năm 2021 là 63/109 và năm 2022 thì không thấy Báo cáo ghi cụ thể, trả lại bao nhiêu vụ, chỉ ghi số chuyển cơ quan điều tra.

Vấn đề đặt ra, chuyển cơ quan điều tra nhiều vụ, nhưng bị trả lại nhiều vụ, cụ thể năm 2020, bị trả lại gần 30% số vụ chuyển sang; năm 2021 thì bị chuyển trả lại hơn 50% số vụ chuyển sang, điều đó nói lên điều gì?. Và, với người viết bài, cũng rất ngạc nhiên, vì sao trong giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ của Báo cáo lại không đề cập tới việc làm sao hạn chế số vụ chuyển sang cơ quan điều tra bị trả lại? Việc trong báo cáo nêu chuyển cơ quan điều tra như dạng thành tích đạt được, có nên không? Trong khi thành tích đó lại bị trả lại, có nghĩa là thành tích không trọn vẹn.

Bài 2: Quản lý thị trường có những hạn chế trong hành động và trách nhiệm ở Báo cáo từ năm này qua năm khác

Bài viết được thực hiện bởi phóng viên Ban Điện tử

Ảnh: Minh An - Lê Pháp