# tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng mức cao nhất với tinh thần “Năm quyết tâm”, “Năm bảo đảm” và “Năm đẩy mạnh”
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng, với tinh thần “Năm quyết tâm”, “Năm bảo đảm” và “Năm đẩy mạnh”.
Hà Nam tăng trưởng cao nhất Vùng đồng bằng sông Hồng trong qúy I
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, trong Ba tháng đầu năm, Hà Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,98%, là địa phương có mức tăng trưởng cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng và xếp thứ năm cả nước.
Mỹ và Trung Quốc nhất trí thảo luận về tăng trưởng kinh tế cân bằng theo hướng nào?
Cũng tại cuộc thảo luận, ngoài trao đổi về tăng trưởng kinh tế cân bằng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong cũng thống nhất thiết lập diễn đàn nhằm hợp tác trong các nỗ lực chống rửa tiền trong hệ thống tài chính của hai nước.
Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh
Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh với mức tăng 11,61%, chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế và đóng góp 4,02 điểm tăng trưởng.
Động lực tăng trưởng kinh tế là khơi thông các FTA, gỡ bỏ các rào cản, lưu ý các rủi ro
Việt Nam cần lưu ý đến một số yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, các rủi ro địa chính trị; cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn; lãi suất các ngân hàng Trung ương; thị trường chứng khoán... làm ảnh hưởng tiêu cực đến các dòng vốn và thương mại.
Giám đốc ADB: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam là dịch vụ, sản xuất, FDI và tiêu dùng
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, GDP quý I/2024 của Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Điều này rất đáng khen ngợi trước bối cảnh của kinh tế thế giới hiện nay.
Việt Nam được dự báo lọt top 20 những nền kinh tế lớn nhất thế giới
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam năm 2029 là 2.343 tỷ USD, vượt qua Úc và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới.
Chuyên gia kinh tế: Động lực tăng trưởng, phục hồi của nền kinh tế vẫn chưa đồng đều
Thách thức của nền kinh tế đến từ đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; kích thích những xu thế tiêu dùng bền vững; cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, cải cách thể chế. Đây cũng chính là những yếu tố giúp duy trì các động lực tăng trưởng, bảo đảm đạt chỉ tiêu GDP năm 2024 và những năm tiếp theo.
Chuyên gia quốc tế chỉ ra những thách thức trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Ông Abel Lim, Giám đốc Tư vấn và Chiến lược quản lý tài sản, Tập đoàn UOB nhấn mạnh: Đầu tư vào các dự án hạ tầng và chuyển đổi kỹ thuật số góp phần vào tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh lâu dài của Việt Nam.
IMF: Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh minh bạch
Theo ông Paulo Medas, Điều IV của IMF khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh minh bạch; tăng cường quản trị, phòng, chống tham nhũng; khơi thông các rào cản thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, năng lượng tái tạo…
Giám đốc các mạng lưới và quan hệ đối tác WEF Sebastian Buckup: Kinh tế Việt Nam có bước phát triển vượt bậc
WEF hiện có khoảng 700 đối tác là lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau. Các đối tác thành viên của WEF phải nộp phí thành viên trong khoảng 60.000 - 600.000 Franc Thụy Sĩ tùy theo cấp độ khác nhau.
Động lực nào để kinh tế Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% năm 2024?
Tiến sỹ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định: Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% mà Quốc hội đề ra. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2024 có thể dựa trên một số động lực quan trọng về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, du lịch, đầu tư công, tiêu dùng trong nước…
Hà Nam đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng GRDP trong 6 tháng đầu năm
GRDP của tỉnh Hà Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 26.891 tỷ đồng, tăng 10,35% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP trong 6 tháng đầu năm. Đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2021 trở lại đây.
Bắc Ninh: GRDP quý II tăng 8,06%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý II/2024 của tỉnh Bắc Ninh đạt 8,06%, đã kéo tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,32% so với cùng kỳ.
Nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Anh làm gì với nợ công lên đến gần 100% tổng sản phẩm quốc nội?
Nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Anh cam kết thúc đẩy nền kinh tế đang 'ngập' trong nợ công.
Bắc Ninh: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh tại kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chủ động tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện chủ đề công tác năm 2024 và 3 quyết tâm chính trị của tỉnh, kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc và đạt kết quả nổi bật trên các lĩnh vực.
Các yếu tố cốt lõi để Việt Nam là điểm đến quan trọng của nhà đầu tư nước ngoài
Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các yếu tố đó là vai trò quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia; tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi tích cực hơn trong năm nay; kinh tế vĩ mô ổn định.
Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024?
Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, kết quả khả quan của 7 tháng qua khẳng định niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng và cơ hội đến từ dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đối với Việt Nam.
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp. Thế nhưng, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao...Do đó, cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
WB dự báo, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7% năm tài khóa 2024-2025
Ông Auguste Tano Kouame, Giám đốc WB tại Ấn Độ cho biết, quốc gia Nam Á này là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm tài khóa 2024 với tốc độ 8,2% và hiện đang tăng trưởng với tốc độ tốt.