Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024?

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, kết quả khả quan của 7 tháng qua khẳng định niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng và cơ hội đến từ dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đối với Việt Nam.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng từ 6-6,5% mà Quốc hội đề ra cho năm 2024.

Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.
Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.

Những tháng cuối năm 2024, cần thực hiện những theo 2 kịch bản sau: Kịch bản 1, tăng trưởng GDP năm 2024 dự báo đạt 6,55%, xuất khẩu tăng 9,54% so với năm 2023, chỉ số CPI bình quân cả năm tăng 4,32% so với cùng kỳ và cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD.

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95%, xuất khẩu cả năm tăng 11,64% so với năm 2023, chỉ số CPI bình quân tăng 4,12% so với cùng kỳ và cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) phân tích, Việt Nam phải thực sự cân nhắc nếu muốn mở rộng chi tiêu ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo cách tiếp cận chính sách tài khóa ngược chu kỳ trong thời gian tới bởi chính sách này có độ trễ và chỉ có hiệu lực trong bối cảnh tăng trưởng gặp khó khăn.

Ông Sebastian Eckardt, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới về Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư cho biết: “Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam.”

Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.
Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng năng suất của Việt Nam. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải có một môi trường thuận lợi hơn vì các rào cản chính mang tính cơ cấu vẫn tồn tại ở nhiều lĩnh vực. Chúng bao gồm các rào cản pháp lý, thiếu hụt kỹ năng ngày càng tăng, tỷ lệ hấp thụ công nghệ thấp và những thách thức trong việc tiếp cận nguồn tài chính giai đoạn đầu.

Để nuôi dưỡng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, Việt Nam có thể: Thứ nhất, đổi mới chương trình hỗ trợ hệ sinh thái quan trọng (Chương trình 844) theo hướng xây dựng các doanh nghiệp sẵn sàng nhận đầu tư. Hoạt động này bao gồm cải thiện các cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà quản lý quỹ tư nhân để thành lập các quỹ đầu trong nước và nâng cao năng lực của các bên liên quan đến hệ sinh thái như vườn ươm (incubator) và hỗ trợ phát triển ý tưởng (accelerator).

Thứ hai, đơn giản hóa các quy định. Đẩy nhanh cải cách nhằm giải quyết các rào cản pháp lý đối với các quỹ đầu tư trong nước (Nghị định 38 về đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) và đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam và ngược lại, đặc biệt là đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, tăng cường sự đóng góp của giới học thuật và nghiên cứu công lập. Tạo điều kiện cho các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công để đóng góp cho các công ty khởi nghiệp, thông qua các vườn ươm, hỗ trợ phát triển ý tưởng, trung tâm đào tạo khởi nghiệp được đổi mới (thông qua các mô hình hợp tác công tư). Khu vực nghiên cứu công có thể đóng vai trò lớn hơn bằng cách hiện đại hóa khuôn khổ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, khen thưởng những nỗ lực nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa và xây dựng năng lực của các trường đại học và tổ chức nghiên cứu để chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp.

Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.
Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nhận định: Mặc dù chưa đưa ra lộ trình rõ ràng nhưng FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) đã gửi tín hiệu tới thị trường về việc có thể sẽ giảm lãi suất vào cuối quý III đầu quý IV/2024 sau khi thấy tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 đã kiểm soát được ở mức lạc quan hơn dự báo, dù vẫn còn xa lạm phát mục tiêu là 2%.

Ngoài ra, một vấn đề cũng tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán Mỹ và lan toả ra các thị trường chứng khoán trên thế giới đó là cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ và câu chuyện ông Donal Trump thoát nạn trong cuộc ám sát hụt vừa qua đã đưa cuộc tranh cử vào một khúc quanh mới.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, kết quả khả quan của 7 tháng qua khẳng định niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng và cơ hội đến từ dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đối với Việt Nam.

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa dự báo, triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan cho nửa năm sau nếu FED quyết định hạ lãi suất, làm giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND, lạm phát và tác động tích cực đến các cân đối vĩ mô khác. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu FED hoãn lại việc giảm lãi suất thì nhiều bất lợi cho kinh tế Việt Nam dược dự báo, trong đó có việc tỷ giá và lạm phát tăng và những tác động bất lợi cho đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.
Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, những điểm nổi bật nhất về chính sách từ nay đến cuối năm 2024 có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó là 3 luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực vào ngày 1/8/2024. Trong đó, có một số các nghị định, quy định chi tiết một số điều của 3 luật trên thuộc thẩm quyền ban hành nghị định của Chính phủ.

“Thị trường đất đai, nhà ở, bất động sản cũng như một số lĩnh vực có liên quan đang chờ đợi một cách tích cực về hiệu lực và hiệu quả của các Luật và Nghị định quan trọng này. Đặc biệt, khi thị trường bất động sản, nhà ở đang có những dấu hiệu phục hồi ở một số phân khúc. Nguồn cung về bất động sản và nhà ở cũng đang có dấu hiệu tăng và hy vọng sau ngày 1/8, thị trường bất động sản cũng như thị trường tài sản nói chung bao gồm cả chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp sẽ phục hồi tích cực”, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Một lĩnh vực khác rất quan trọng có liên quan đến 3 luật và các nghị định này là đầu tư công và đầu tư tư nhân. Đầu tư công năm 2024 giải ngân chậm hơn so với năm 2023. Một trong những lý do của sự chậm trễ này là các doanh nghiệp và dân cư đang chờ đợi cơ chế giá mới về đất để đền bù giải phóng mặt bằng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8, tức là giá đất phải được hình thành theo nguyên tắc thị trường.

Ảnh internet.
Chuyên gia nói gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2024? Ảnh internet.

Đây là những luật và nghị định có tác động lan toả rộng lớn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, kể cả khu vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ, du lịch, giao thông vận tải và đặc biệt là ngành xây dựng. Ba luật trên cũng là một trong những động lực thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân tín dụng ngân hàng và vượt qua thời kỳ đóng băng của thị trường bất động sản.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trực tiếp và gián tiếp đánh giá rất cao việc rút ngắn thời hiệu hiệu lực của 3 luật trên tạo lòng tin để các nhà đầu tư mở rộng đầu tư cho sản xuất kinh doanh và quay lại thị trường chứng khoán một cách tích cực.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục nới lỏng, linh hoạt nhằm giảm lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp kể cả trong sản xuất kinh doanh và thị trường bất động sản. 6 tháng cuối năm 2024 vẫn tiếp tục duy trì chính sách giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ cho các doanh nghiệp nhằm tiếp tục bơm tín dụng vào nền kinh tế. Các chính sách khác có liên quan đến thương mại và công nghiệp cũng sẽ có những tác động tích cực, đặc biệt là các chính sách về chuyển đổi năng lượng trên nền tảng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đang từng bước phát huy tác dụng.

Thương mại quốc tế cũng đã được phục hồi khá tốt trên cơ sở các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký. Bất chấp những khó khăn về địa chính trị, quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác lớn vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Thặng dư thương mại quốc tế vẫn tiếp tục tăng ngay cả trong điều kiện nhập khẩu tăng cao. Điều này cho thấy, Việt Nam đã tận dụng khá tốt sự phục hồi của thương mại quốc tế ngay cả trong điều kiện có xung đột ở một vài khu vực…

PV(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất
Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ bão là khả năng gây mưa rất lớn và kéo dài cho một khu vực rộng lớn. Hôm nay và ngày mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn sẽ kéo theo nguy cơ lũ trên dòng sông, ngập lụt ở nơi trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới

Chiều 18/9, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão tại quận Thanh Khê.

Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024
Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới
47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới

Cách đây 47 năm, Quốc kỳ của Việt Nam tung bay trước Trụ sở Liên Hợp quốc. Việt Nam đã cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và luôn nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới.