# kinh tế việt nam
“Tranh thủ CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất đưa đất nước đi lên hiện đại”
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức” diễn ra sáng ngày 1/3/2019 taị Hà Nội do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương phối hợp cùng Công ty NTT Data tổ chức.
Sau một năm “kỷ lục”, kịch bản nền kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ như thế nào?
Sau những con số tăng trưởng kinh tế hết sức ấn tượng năm 2018, giới chuyên gia chỉ ra rằng, năm 2019, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7% nhưng cần cải cách thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng đầu tư tư nhân, tái cơ cấu kinh tế cần phải thực hiện triệt để.
Độ mở kinh tế lớn nhất thế giới, Việt Nam nên củng cố nội lực để tăng trưởng bền vững
Với độ mở đã lên tới 200% GDP, nền kinh tế Việt Nam đang trở nên dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài, điển hình là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Do đó, theo chuyên gia SSI, tận dụng giao thương để tăng trưởng nhanh cũng cần đi kèm củng cố nội lực để tăng trưởng bền vững hơn.
Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2018 qua những điểm nhấn nổi bật
Sáng ngày 10/1/2019, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã tổ chức Tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý IV và cả năm 2018 với những điểm nhấn nổi bật.
Kinh tế Việt Nam Quý III tăng trưởng nhảy vọt
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay, kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bất thường trong Quý III với mức tăng trưởng 7,46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cải cách nông nghiệp là then chốt để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng
Chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp của Việt Nam là hết sức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và cho phép Việt Nam vươn lên vị thế quốc gia thu nhập trung bình cao. Đó là nhận định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong một báo cáo chủ đạo vừa được công bố.
Kinh tế Việt Nam: Cơ hội nhiều, thách thức lớn
NH Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vào khoảng 6,5% trong năm nay và 6,7% năm 2018. Tăng trưởng mạnh trong CN và dịch vụ, sản lượng nông nghiệp và khai khoáng chiều hướng tăng, cũng đóng góp thêm vào tăng trưởng kinh tế.
Gỡ “nút thắt” cho nông nghiệp: Giải quyết 4 thách thức lớn
Chuyển đổi mạnh mẽ trong nông nghiệp - trở nên hiệu quả và bền vững hơn - là yếu tố thiết yếu để nâng cao tăng trưởng GDP, giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao. Đó là nhận định của NH Phát triển châu Á (ADB) trong một báo cáo mới đây.
Nền kinh tế Việt Nam năng động và triển vọng sau 30 năm đổi mới
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, một nền kinh tế năng động có mức hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Kiểm soát CPI bình quân năm 2017 trong khoảng 4%
Đó là chỉ tiêu mới được Quốc hội đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong năm 2017.
Có nên đầu tư vào bất động sản năm 2021?
2020 được đánh giá là một năm chứng kiến sự tăng trưởng đầy bản lĩnh của nền Kinh tế Việt Nam, với rất nhiều những khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sau những biến cố thì 2021 vẫn là một năm hứa hẹn sự phục hồi, tăng trưởng, hứa hẹn mang tới nhiều cơ hội và tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Hiến kế giải pháp phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng của nền kinh tế
Chiều 12/3, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản lý… để hoàn thiện Đề án “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam”.
Kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh
Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Tình hình đã đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh
Vẫn còn những thách thức nhưng kinh tế Việt Nam lại tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài-FDI.
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022 và dự báo trong năm tới
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, năm 2022, Việt Nam vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế với những con số đáng chú ý.
Năm 2023, chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mạnh
“Để hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước nên đặt trọng tâm hơn vào việc ổn định lãi suất, tinh gọn hóa quy trình, thủ tục thẩm định cấp tín dụng" - TS. Phạm Thị Thanh Xuân - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng đưa ra những đề xuất giải quyết tình hình lạm phát kinh tế trong năm 2023.
Chuyên gia dự báo kịch bản kinh tế năm 2023, ngành nông nghiệp đáng chú ý
Quốc hội đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2023 là 6,5%. Nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhiều dự đoán về hướng phát triển nền kinh tế 2023 nhằm đạt được những đề xuất của Chính phủ.
Xuất khẩu nông sản năm 2023 được kỳ vọng đạt kim ngạch 55 tỷ USD
Ngành NN&PTNT cần có tính toán kỹ lưỡng, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, linh hoạt ứng phó để đạt mục tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ là đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất 55 tỷ USD trong năm 2023.
Tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu
Ông Nguyễn Hồng Diên (Bộ trưởng Bộ Công Thương) yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp của mỗi địa phương, nhất là các dự án có vai trò tạo “cú huých” về tăng trưởng, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.
Lãi suất hạ nhiệt, chứng khoán mở rộng đà phục hồi
Lãi suất hạ nhiệt, tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Nhóm ngành có beta cao hơn thị trường chung là chứng khoán, bất động sản và vật liệu xây dựng, sẽ hút tiền khi lãi suất giảm nhiệt.