"Cơ chế thỏa thuận đầu tư đã được áp dụng từ năm 2021. Khoảng 21 thỏa thuận như vậy đã được ký kết giữa Bộ Năng lượng và các công ty lọc dầu. Kế hoạch là vận hành và tái thiết 50 nhà máy lọc dầu để sản xuất nhiên liệu. Chúng tôi kỳ vọng đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đạt khoảng 1 nghìn tỷ Rúp vào năm 2028", ông Novak nói khi phát biểu trước Hội đồng Liên bang (thượng viện quốc hội).

Ảnh internet.
Nga sẽ đầu tư hơn 11 tỷ USD nâng cấp các nhà máy lọc dầu. Ảnh internet.

Ông Novak cho biết thêm, với công suất mới được đưa vào hoạt động, sản lượng xăng và dầu diesel sẽ tăng lần lượt 4 triệu tấn và 30 triệu tấn mỗi năm.

Ông lưu ý, cơ chế ký kết các thỏa thuận đầu tư nhằm tạo dựng mới và nâng cấp năng lực hiện có cũng được áp dụng đối với các nhà sản xuất hóa dầu. Ông nói: “Năm thỏa thuận đầu tư đã được ký kết. Tổng vốn đầu tư vào ngành hóa dầu đến năm 2030 dự kiến ​​vào khoảng 3-3,5 nghìn tỷ Rúp (39 tỷ USD).

Theo trình bày của ông Novak, đầu tư vào ngành hóa dầu của Nga từ năm 2022 đến năm 2027 sẽ đạt 800 tỷ Rúp (9 tỷ USD).

Phiên bản hiện tại của chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2050 giả định rằng, mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng trên thế giới sẽ vào khoảng 28%, chủ yếu ở các nước thân thiện với Nga, theo bài trình bày của Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Năng lượng Pavel Sorokin.

Phát biểu tại một cuộc họp của nhóm làm việc về năng lượng của Hội đồng Nhà nước, ông Sorokin cho biết: “Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục (theo kịch bản hoạt động bình thường), mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 28% vào năm 2050, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu năng lượng của dân số ngày càng tăng”.

Theo ông Sorokin, các khu vực tăng trưởng chính sẽ là Nam Mỹ, Châu Phi và các nước đang phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2050, mức tiêu thụ năng lượng ở các khu vực này sẽ tăng lần lượt là 70,2%, 112,7% và 28,7%.

Nh.Thạch/petrotimes.vn