Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga tập trận gần Lybia: Lời nhắn tới ai?

Tiến hành tập trận quân sự gần bờ biển Lybia, Moscow chuẩn bị có sự can thiệp nhiều hơn vào tình hình Libya.

Các hãng hàng không quốc tế đã được Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, từ ngày 24 đến 27/5, các tàu chiến hải quân Nga sẽ phóng nhiều tên lửa trong bài tập trận gần bờ biển Libya.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các hãng hàng không nên hạn chế hoạt động ở khu vực kéo dài từ biên giới Ai Cập, chạy dọc duyên hải Libya hơn 200km và vươn ra biển khoảng 160km.

Với diện tích được cảnh báo rộng lớn như trên, Nga được cho là sẽ phóng thử nhiều loại tên lửa hành trình như Kalibr hay X-35, thay vì chỉ là pháo phản lực tầm ngắn.

Nga tập trận gần Lybia: Lời nhắn tới ai? - Hình 1

Nga sẽ tập trận gần bờ biển Libya.

 Theo truyền thông Nga, hiện đang có 8 chiến hạm Nga hoạt động ở Địa Trung Hải bao gồm 2 tàu hộ tống tên lửa, một tàu đổ bộ cỡ lớn, một tàu trinh sát, 3 tàu hỗ trợ và một tàu ngầm.

Kiểu cảnh báo phóng tên lửa và tập trận hải quân vẫn thường diễn ra ở khu vực Địa Trung Hải, thậm chí Nga từng tiến hành tập trận ở gần Crete, Hy Lạp và vùng biển nằm giữa Syria và Lebanon.

Theo ông Michael Kofman, chuyên gia quân sự tại Trung tâm nghiên cứu Wilson của Mỹ, hành động của Nga nhiều khả năng mang một mục đích khác, đó là ám chỉ việc nước này chuẩn bị có sự can thiệp nhiều hơn vào tình hình Libya.

Như vậy, đây chính là cách mà Moscow dùng để đối phó với việc Paris thay đổi quan điểm về Libya, nhằm phá thế cờ của Paris tại Bắc Phi dưới thời tân Tổng thống Emmanuel Macron.

Luồng gió mới của Pháp

Cụ thể, Reuters ngày 19/5 đưa tin Tổng thống Emmanuel Macron đã công khai kêu gọi Libya cấn phải có một quân đội thống nhất, bao gồm cả lực lượng Quân đội Quốc gia (LNA) của tướng Khalifa Haftar đang kiểm soát miền đông Libya, để chống lại các chiến binh Hồi giáo.

"Libya cần phải xây dựng một đội quân quốc gia dưới sự kiểm soát của chính phủ dân sự, với sự tham gia của tất cả các lực lượng chống khủng bố trên khắp đất nước, bao gồm cả lực lượng của tướng Haftar", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal thông tin với báo giới.

Ông Romain Nadal nhấn mạnh: "Pháp sẽ làm việc với các đối tác châu Âu để tìm cách tăng cường các hoạt động chính trị và an ninh nhằm giúp khôi phục lại các thể chế cho Libya và xây dựng một quân đội Libya có đủ khả năng đánh bại lực lượng khủng bố".

Nga tập trận gần Lybia: Lời nhắn tới ai? - Hình 2

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

 Trước đây, trong chính quyền cựu Tổng thống Francois Hollande, Paris có sự mâu thẫn trong quan điểm về Libya.

Trong khi Bộ Ngoại giao công khai ủng hộ chính phủ Libya do Thủ tướng Fayez Seraj đứng đầu tại Tripoli được LHQ hậu thuẫn, thì Bộ Quốc phòng lại ủng hộ lực lượng Quân đội Quốc gia của tướng Haftar.

Khi tân Tổng thống Emmanuel Macron tiếp quản quyền lực, đã bổ nhiệm ông Jean-Yves Le Drian, cựu Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các Hollande làm Bộ trưởng Ngoại giao trong nội các mới, từ đó chính sách của Paris với Libya đã được điều chỉnh và kết nối với cả lực lượng đang kiểm soát miền đông lẫn miền tây đất nước Bắc Phi này.

Lời đáp trả từ Moscow

Giới phân tích cho rằng, sự thay đổi của Pháp về Libya là thách thức rất lớn đối với Nga trong việc tạo thế cờ mới tại Libya. Bởi lẽ, từ trước tới nay, Moscow dường như được cả chính phủ Libya tại Tripoli lẫn Hạ viện Libya tại Tobruk xem là nhà trung gian hoà giải duy nhất cho xung đột tại Libya.

Theo VOA, Quân đội Quốc gia Libya của Tổng tư lệnh Khalid Haftar, là lực lượng thân Nga, chiếm ưu thế ở miền đông Libya và đang được hậu thuẫn bởi Hạ viện Libya tại thành phố cảng Tobruk - định chế chính trị căn bản được quốc tế công nhận và hợp hiến tại Libya.

Trong khi chính phủ Libya tại Tripoli (GNA) lại vừa bị Toà án Tối cao Libya từ chối công nhận tính hợp pháp, buộc lực lượng chính trị này phải có kết nối chặt chẽ với Nga nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của Moscow trong việc hoà giải với lực lượng tại miền đông.

Thực tế đó đã tạo ra một cái thế rất tốt cho Moscow bước vào ván cờ Libya. Tuy nhiên, khi Paris thay đổi quan điểm với Libya thì cái thế của Moscow đã đứng trước nguy cơ bị phá, thách thức cho triển vọng đạo diễn ván cờ Libya của Moscow.

 Nga tập trận gần Lybia: Lời nhắn tới ai? - Hình 3

Tổng tư lệnh Khalid Haftar

Do đó, cuộc tập trận gần bờ biển Libya là dấu hiệu rõ ràng nhất về việc Nga sẽ can thiệp sâu vào Lybia, đi trước Pháp một bước. Đồng thời đây cũng là lời cảnh báo mà Moscow tới các phe phái chính trị tại Lybia rằng, cần tính toán thật kỹ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chung.

Cựu Tổng thống Obama từng thừa nhận, sai lầm lớn nhất của ông trong suốt 2 nhiệm kỳ tổng thống đó là việc ông đã không lường trước được hậu quả của sự can thiệp từ NATO ở Libya và khiến cho quốc gia này ngày càng trở nên bất ổn, hỗn loạn.

''Có lẽ thất bại lớn nhất của tôi là không lường trước được hậu quả của việc mà bản thân mình cho là đúng khi can thiệp vào Libya'', ông Obama chia sẻ.

Phương Tây đã thừa nhận thất bại ở Lybia, vậy Tân tổng thống Pháp - người có góc nhìn mới về tình hình Lybia sẽ xử lý vấn đề tại đất nước này như thế nào để không phải hối hận như Mỹ đã từng?.

Thúy Lê - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.