Cơ cấu lại nông nghiệp

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong 05 năm (từ 2016-2020) và giai đoạn 2021-2022, Bộ đã hoàn thành khối lượng lớn các công việc với 06 nhóm kết quả nổi bật. Cùng với đó, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành; công tác cải thiện môi trường kinh doanh được triển khai quyết liệt, hiệu quả.

Bộ đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao những kết quả nổi bật, khá toàn diện của ngành trong thời gian qua, góp phần đưa nông nghiệp trở thành
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao những kết quả nổi bật, khá toàn diện của ngành trong thời gian qua, góp phần đưa nông nghiệp trở thành "bệ đỡ" của nền kinh tế, không chỉ bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân cả nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu.

Cùng với đó, Bộ chủ trì xây dựng và triển khai ngày càng thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh; phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh từng bước hoàn thiện, phù hợp hơn với kinh tế thị trường hội nhập quốc tế; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Đến năm 2025, tăng trưởng GDP toàn ngành 2,5-3%/năm

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 2,5-3%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 48-50 tỷ USD. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới ít nhất 80%; thu nhập bình quân đầu người của dân cư nông thôn gấp 1,5 lần năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức 42%.

Trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 3-3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 54-55 tỷ USD; tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt trên 78%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02%.

Trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về “Cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, lần đầu tiên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có một chiến lược rõ ràng, giúp phát huy được các thành tựu nông nghiệp, giải quyết được cơ bản một số vấn đề nội tại. Chiến lược đưa ra cách tiếp cận tư duy nông nghiệp mới, không còn là tăng trưởng đơn giá trị mà chuyển sang tích hợp đa giá trị, tổ chức lại thị trường, xây dựng hệ sinh thái giữa doanh nghiệp và nông dân; từng bước giúp tạo sinh kế bền vững và con đường phát triển cho 60 triệu nông dân trên khắp Việt Nam.

Tuy nhiên, để thực hiện được chiến lược này, Bộ trưởng cho rằng cần có cơ chế, chính sách cụ thể tới từng người nông dân để họ hiểu rõ và thực hiện mới tránh được “lời nguyền” về một nền nông nghiệp manh mún, tự phát, nhỏ lẻ.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá nông nghiệp Việt Nam đã thực sự khẳng định được vị thế, vai trò của mình - là bệ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam. Qua đại dịch COVID-19 càng thấy rõ được giá trị của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Minh An (T/h)