Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành nông nghiệp nâng mục tiêu xuất khẩu lên 55 tỷ USD trong năm 2023

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản khoảng 54 tỷ USD. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành nông nghiệp nâng mục tiêu xuất khẩu lên 55 tỷ USD.

Trong năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) đạt 3,36% trong năm 2022 - mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục mới với 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tuy nhiên, tại buổi họp báo diễn ra hồi cuối tháng 12/2022, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho rằng 2023 sẽ năm khó khăn về mặt thị trường do đó ngành đặt mục tiêu xuất khẩu chỉ tăng nhẹ so với năm 2022 ở mức 54 tỷ USD và tăng trưởng toàn ngành khoảng 3%.

Lý giải rõ hơn về điều này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết ngay từ những tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu cũng bắt đầu chững lại. Ví dụ tháng 10, chỉ tăng trưởng 13% trong khi đó các năm trước tăng trưởng khoảng 30%. Nhưng sang tháng 11, xuất khẩu giảm 14% và sang tháng 12 giảm 15%.

“Khi làm kế hoạch cho năm 2023, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Tổng Cục Thống kê và xem xét trên nhiều khía cạnh. Tại sao chúng tôi chỉ đặt tăng trưởng 3%? Ngành nông nghiệp khác với công nghiệp và dịch vụ. Các ngành khác có thể tăng rất nhanh nhưng ngành nông nghiệp rất chậm và cần thời gian. Bên cạnh đó, năm 2023 còn nhiều yếu tố khó khăn và chúng tôi cho rằng mục tiêu 3% không phải là dễ đạt được”, ông Việt nói.

Còn với con số mục tiêu xuất khẩu 54 tỷ USD, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho rằng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang có xu hướng giảm mạnh nhất là những tháng cuối năm 2022. Trong khi đó, sang năm 2023 được cho là còn nhiều khó khăn không chỉ với nông nghiệp mà còn các ngành khác bởi độ mở của nền kinh tế rất lớn. Khi thế giới chịu tác động bởi lạm phát và suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cũng thấp hơn.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, bước sang năm 2023 bối cảnh thế giới sẽ có nhiều thách thức hơn như xung đột quân sự Nga - Ukraine chưa kết thúc, kinh tế toàn cầu suy giảm, khủng hoảng năng lượng, chính sách chống lạm phát của các đối tác lớn như Myx, EU, Nhật Bản…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu nông sản.

"Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, vì có thương hiệu thì mới xác lập được thị trường, tăng năng suất lao động. Song song với đó, ngành cũng cần đẩy mạnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp và ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, gắn phát triển nông nghiệp với văn hóa du lịch", Thủ tướng yêu cầu.

Theo Thủ tướng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải triển khai nhanh hơn. Các địa phương phải chủ động phối hợp cùng Bộ NN&PTNT nâng cao năng suất lao động, gia tăng thu nhập cho người dân; đồng thời, chống lãng phí, tiêu cực, đi đôi với xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; tích cực bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Thủ tướng cho rằng ngành nông nghiệp phải tăng cường hoạt động xúc tiền thương mại và hội nhập quốc tế theo hướng sâu rộng, hiệu quả, chủ động tìm kiếm thị trường. Để làm được điều này, Bộ NN&PTNT phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao để triển khai các kế hoạch mở rộng thị trường.

"Phải sản xuất ra cái gì người ta cần, chứ không phải cái gì mình đang có, gắn với chế biến sâu và chuỗi giá trị", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành nông nghiệp năm 2023 phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn năm ngoái, đạt khoảng 3,5%; xuất khẩu khoảng 55 tỷ USD; tỉ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và nâng cao chất lượng rừng; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80%, 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp quy chuẩn khoảng 60%.

Minh An (T/h) 

Bài liên quan

Tin mới

Ông Chu Thanh Hiến được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Ông Chu Thanh Hiến được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Ông Chu Thanh Hiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang phấn đấu nằm trong top 15 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Bắc Giang phấn đấu nằm trong top 15 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang” và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang 2023.

Nhà đầu tư ngoại đang thực hiện giao dịch M&A ở những lĩnh vực nào?
Nhà đầu tư ngoại đang thực hiện giao dịch M&A ở những lĩnh vực nào?

Các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích là đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ quy mô dân số Việt Nam gồm: Ngân hàng, chứng khoán, dược phẩm, xuất khẩu gạo... đang được nhà đầu tư ngoại thực hiện các giao dịch.

Giá tiêu hôm nay 23/03: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương
Giá tiêu hôm nay 23/03: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương

Giá tiêu hôm nay 23/03, giảm nhẹ 500 đồng tại một số địa phương, hiện đang dao động trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 23/03: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới
Giá cà phê hôm nay 23/03: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới

Giá cà phê hôm nay 23/03, trên thị trường thế giới quay đầu giảm. Trong đó, giá cà phê Arabica ở mức 178 US cent/pound sau khi giảm 1,28%.

Phát triển tài sản trí tuệ: Khẳng định thương hiệu sản phẩm
Phát triển tài sản trí tuệ: Khẳng định thương hiệu sản phẩm

Thời gian qua, công tác bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP của các địa phương đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm, ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, để công tác này mang lại nhiều hiệu quả cao hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm...