Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người dân hậu tái định cư Thủy điện Sơn La: Sống nơm nớp - "đói" việc làm

Xây dựng thủy điện là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng,

Xây dựng thủy điện là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Kỳ 1: Sạt lở bủa vây

Đáp ứng chủ trương đó, người dân tự nguyện dời đất, dời làng đến nơi khác sinh sống, nhường cho các công trình thủy điện mọc giữa đại ngàn. Thế nhưng, việc định canh, định cư của người dân đến nay còn khá nhiều bất cập.

Cách trung tâm thành phố Sơn La hơn 60 km, Quỳnh Nhai là một trong những điểm nóng về công tác di dân tái định cư. Chúng tôi về xã Chiềng Bằng, xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai), tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây.

Chị Lò Thị Hướng ở bản Cướm, xã Chiềng Bằng chia sẻ: "Những tưởng về đây (nơi định cư mới) thì người dân sẽ bớt khổ, đỡ nguy hiểm, nhưng hơn 2 tháng nay, chúng tôi phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất" khi mà nguy hiểm luôn rình rập".

Do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 2 nên 62 hộ dân ở 2 điểm tái định cư của tỉnh Sơn La (bản Bỉa và bản Cướm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai) vẫn đang phải ở trong các lán tạm bợ thuộc khu vực sạt lở chưa chuyển hết đến nơi ở mới. Qua quan sát, các lán tạm của người dân nằm chênh vênh bên sườn đồi, chỉ cần một trận mưa thì nguy cơ sạt lở là rất lớn.

Ông Là Văn Quản, xã Chiềng Bằng cho biết: "Gia đình chúng tôi sống trong các lán tạm đến nay được hơn 2 tháng rồi. Từ hôm sạt lở, ngày nào gia đình chúng tôi cũng sống trong cảnh nơm nớp lo âu, chỉ sợ đất đá sạt lở vào đúng ban đêm thì không kịp chạy thoát".

Để người dân thoát khỏi vùng sạt lở nguy hiểm, UBND tỉnh Sơn La có chủ trương chuyển 62 hộ dân về điểm tái định cư mới ở bản Huổi Khinh, xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai). Tuy nhiên, tại thời điểm này, chỉ có gần 20 hộ dân chuyển đến vùng tái định cư mới. Các hộ dân còn lại không chịu di dời vì người dân cho rằng, sang nơi ở mới, giao thông, điện nước và các công trình phúc lợi khác chưa đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản của người dân.

Anh Lù Văn Gián, bản Cướm, xã Chiềng Bằng bức xúc: "Từ ngày di dời về đây, Nhà nước cấp cho gia đình tôi 5.000 m2 đất sản xuất, chúng tôi phải vay 50 triệu đồng từ ngân hàng để cải tạo đất trồng. Chưa kịp thu hoạch thì nhà cửa, hoa màu bị đất đá vùi lấp sau trận sạt lở. Giờ huyện, xã bảo chúng tôi đi đến nơi ở mới, trong khi tiền đền bù hỗ trợ một phần cải tạo đất thì không có, chúng tôi lấy tiền đâu trả ngân hàng? Nếu đến điểm tái định cư mới, chúng tôi lại mất nhiều công sức, một lần nữa phải cải tạo đất, vậy lấy tiền đâu?".

Xoanh quanh vấn đề này, chúng tôi có buổi làm việc với ông Ngô Quý Ngự, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng. Ông Bằng chia sẻ: "Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền, vận động bà con đến nơi ở mới tránh ở những vùng sạt nở nguy hiểm. Lý do bà con không đi thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa số họ không muốn đến nơi tái định cư mới vì tiếc công sức cải tạo đất trồng trọt. Từ khi bị sạt lở đất, chúng tôi đã hỗ trợ 5 triệu đồng/gia đình bị sạt lở. Hiện nay, những hộ dân không đồng ý dời ra khỏi vùng sạt lở, chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh"…

Theo Báo cáo số 177/BC-UBND tỉnh Sơn La, đến hết tháng 6/2013, công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La còn nhiều bất cập: Kết quả thu hồi đất, giao đất cho dân chưa hoàn thành. Việc thực hiện đền bù chênh lệch giá trị đất mới được 4.921/11.349 hộ tái định cư với số tiền 250,242/445,214 tỷ đồng. Nhiều dự án thành phần vẫn đang dở dang, tiến độ chậm, thậm chí chưa khởi công. Người dân tại nhiều điểm tái định cư chưa có công ăn việc làm…

Kỳ 2: Dân "đói" việc làm


Ngọc Linh - Bùi Quyền

Tin mới

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hay chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam

Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý
Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý

Ngày 26/4, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Vấn đề giá lúa gạo giảm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).