Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người phụ nữ Mường “vật lộn” đưa chương trình giảm nghèo đến với người dân vùng xa

Hoạt động đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam vừa qua nổi lên với sự đóng góp tích cực và sôi nổi của Mạng lưới Tiên Phong đã khẳng định, bất kỳ người dân nào cũng có thể tham gia đồng hành cùng nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển, trong đó có hoạt động giảm nghèo.

Người phụ nữ Mường “vật lộn” đưa chương trình giảm nghèo đến với người dân vùng xa - Hình 1

Chị Trương Thị Thủy - thành viên mạng lưới Tiên phong

Khi tham gia chương trình này chính người thụ hưởng chính sách là người đánh giá sự thành công hay thất bại của chính sách. Đây là lần đầu tiên một mạng lưới cộng đồng trực tiếp tiến hành một đánh giá độc lập, phản ánh ý kiến của người dân về kết quả triển khai một chính sách vĩ mô.

Chúng tôi được gặp gỡ chị Trương Thị Thủy (Bá Thước, Thanh Hóa) thành viên mạng lưới Tiên phong, từ vài năm gần đây và được biết chị Thủy đến với các hoạt động thúc đẩy sự phát triển cộng đồng như cái duyên định sẵn.

Chị Trương Thị Thủy cho biết: “Năm 2006 chị em phụ nữ ở thôn tín nhiệm bầu tôi phụ trách phong trào phụ nữ thôn nhưng tôi không dám nhận vì thấy bản thân mình chỉ có nhiệt huyết mà không biết cách làm như thế nào và gia đình không cho tham gia. Vào năm 2007, tổ chức CARE về triển khai dự án ở thôn từ chối mãi cũng ngại nên tôi nhận làm hướng dẫn viên cộng đồng của dự án”.

Cũng theo chia sẻ của chị Thủy, trong thời gian đảm nhận vị trí hướng dẫn viên cộng đồng của dự án chị đã cố gắng sắp xếp công việc, chăm chỉ tham gia các khóa học, các buổi tập huấn, nghiên cứu tài liệu. Mô hình sinh kế nuôi ong mật của chị thành công cùng sự đồng hành của dự án. Chị trở thành thành viên nòng cốt đi hỗ trợ kỹ thuật nuôi ong cho các nhóm khác.

Năm 2011, chị Thủy được bầu làm Đại biểu hội đồng nhân dân xã, năm 2012 chị tham gia vào hội phụ nữ ở thôn.

Được biết, vào tháng 3/2012, Viện isee cùng với CARE triển khai hoạt động photovoice "kể chuyện bằng hình ảnh". Vì tính tò mò “không biết là làm gì” nên chị  đã “tham gia cho biết”. Rồi 5/6 người của nhóm đã bỏ cuộc, cả thôn một mình chị ra Hà Nội tham gia triển lãm về “Văn hóa của mình trong không gian mở".

Năm 2012 cũng là mốc quan trọng chị bắt đầu tham gia cùng những người dân tộc thiểu số khác lập nên Mạng lưới Tiên phong, tích cực làm việc vì tiếng nói của người dân tộc thiểu số Việt Nam.

Từ năm 2012 đến 2014, chị Thủy tham dự các khóa tập huấn, các hội thảo, các diễn đàn từ nâng cao năng lực cho phụ nữ, nâng cao năng lực cho người dân tộc tiểu số đến khởi nghiệp, làm kinh tế, tham gia các hoạt động đồng nghiên cứu về chính cộng động…với 1 nhóm người dân tộc thiểu số từ Bắc vào Nam.

Cứ như vậy, khi có các sự kiện của nhóm hoặc hội thảo của Ủy ban dân tộc, các tổ chức phi chính phủ chị đều tham gia.

Người phụ nữ Mường “vật lộn” đưa chương trình giảm nghèo đến với người dân vùng xa - Hình 2

Chị Thủy tại hội thảo xã hội dân sự lần thứ 2 năm 2017

“Ban đầu cũng sợ, không dám phát biểu nhưng cứ được mời là sắp xếp công việc để tham gia vì chị muốn được học để thay đổi bản thân và gia đình của mình còn cộng đồng thì chưa dám nghĩ”, chị Thủy thật thà chia sẻ.

Như chú chim chăm chỉ tập bay rồi sẽ tự tin sải cánh vút cao. Sau nhiều năm chăm chỉ học hành, tích lũy kiến thức, năng lực, năm 2015 chị Thủy đã “nói” cho mọi người biết rằng chị cùng Mạng lưới Tiên phong có thể làm đồng nghiên cứu về văn hóa, có làm nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng về các dịch vụ công của người dân theo cách áp dụng "thẻ báo cáo công dân”, có thể tự đánh giá chất lượng công trình xây dựng, nói lên ý nghĩa quan trọng của các phong tục, chia sẻ câu chuyện về các tri thức bản địa… bằng Festival “Tôi tin Tôi có thể”.

Đến nay, đây là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh vẻ đẹp của các nền văn hóa của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam, gây tiếng vang và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với công chúng. Như vậy, bằng thời gian chị Thủy đã phần nào chứng minh được những điều chị nói cho mọi người về mạng lưới trước đó.

Từ “tri thức bản địa”, “mạch sinh nguồn sống”, “Tôi tin Tôi có thể”… đến “Nghe từ lòng dân” là những bước đi từ rụt rè, nhút nhát đến tâm thế tự tin của “tôi tự tin nói về chính tôi”.

“Bản thân tôi nhận thấy chính mình có sự thay đổi, từ một người ít nói đến nói luyên thuyên cả ngày. Từ chỗ chỉ là người tham dự các hội thảo, các buổi tập huấn tôi đã tổ chức nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ năng cho bà con trong cộng đồng. Từ chỗ bị nghi ngờ tham gia hoạt động để “lấy tiền” đến việc ủng hộ nhiệt tình của bà con và cả sự ủng hộ của ủy ban nhân dân” – Chị Thủy chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của chị Thủy thành công lớn nhất chị đạt được là sự ủng hộ của chồng mình. Do nếp nghĩ tham gia các tổ chức chính trị xã hội là việc của đàn ông đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên chồng chị không cho tham gia “công tác xã hội”.

Để tham gia dự án cùng CARE năm 2007, chị Thủy đã thuyết phục chồng rằng “tham gia dự án để học về các mô hình sinh kế và nâng cao năng lực bản thân, để mình tự lo cuộc sống”. Ban đầu, chồng chị cằn nhằn, song mưa dầm thấm lâu, chị học hỏi được những điều hay, điều mới mẻ  đều chia sẻ cùng chồng. Đến năm 2011, chị nhận được sự ủng hộ của chồng.

Người phụ nữ Mường “vật lộn” đưa chương trình giảm nghèo đến với người dân vùng xa - Hình 3

Chị Thủy cùng 1 số thành viên của mạng lưới Tiên phong

Festival “Tôi tin Tôi có thể” tháng 10 năm 2015, chị Thủy mong muốn mọi người biết đến vai trò của thầy Mo trong nghi thức tang ma của dân tộc Mường. Thấu hiểu lòng vợ, anh Trương Công Hiệu đã cùng vợ đi mời thầy mo tham gia vào sự kiện, mời mọi người đến nhà ăn cơm, chia sẻ tâm nguyện tốt đẹp của chị Thủy. Rồi chính anh là người lo lắng, sắp xếp cho đoàn, hỗ trợ chị tròn vai tổ chức sự kiện.

Hoạt động đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam vừa qua nổi lên với sự đóng góp tích cực và sôi nổi của Mạng lưới Tiên Phong đã khẳng định, bất kỳ người dân nào cũng có thể tham gia đồng hành cùng nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển, trong đó có hoạt động giảm nghèo. Bởi chính người thụ hưởng chính sách là người đánh giá sự thành công hay thất bại của chính sách. Riêng với chị Thủy, đây là hoạt động khẳng định uy tín của chị với cộng đồng ngày càng cao.

Tôi nhớ đến lời ông Michael Krakowski – giám đốc Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô của tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã chia sẻ: “Phát triển bền vững là cả quá trình dài hơi từ việc hoạch định chính sách  tạo niềm tin cho người dân, ủng hỗ, giúp đỡ họ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Đó là cả 1 quá trình dài, bền bỉ cần có sự đồng hành của tất cả các bên liên quan. Các câu chuyện mang tính truyền thông rất cao”.

 Xét theo chiều cạnh đó, người phụ nữ Mường tự tin mà ta thấy hôm nay ở chị Thủy là quá trình 12 năm bền bỉ chị Thủy, CARE, ISEE và các tổ chức, các cơ quan đã cùng nhau nâng cao năng lực, cùng nhau sẻ chia, cùng nhau thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung… tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của một phụ nữ, một người dân, của người dân tộc thiểu số, của người yếu thế./.

Nguyễn Tuệ - Vân Bình

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.