Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà ở cho người lao động: Yêu cầu nói thật, làm thật, không hình thức, không màu mè

Về vấn đề nhà ở, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Yêu cầu nói thật, làm thật, không hình thức, không màu mè; "đã nói là làm, đã cam kết thì phải thực hiện" và có kiểm tra, đánh giá, sao cho quan hệ phối hợp giữa hai bên ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần mang lại lợi ích chính đáng cho người lao động.

Sáng 26/5, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh vấn đề chăm lo nhà ở cho người lao động, "phải có bước đột phá trong thời gian tới".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì Hội nghị. Cùng tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương.

Các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2023, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai công tác phối hợp, bảo đảm hiệu quả các nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp, các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh theo lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và yêu cầu thực tiễn.

Trong đó, tiếp tục phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về an sinh, phúc lợi xã hội cho người lao động, nâng cao đời sống của người lao động; giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh, giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và Chính phủ "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững".

Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã tham dự các hoạt động của tổ chức công đoàn; đến thăm, động viên đoàn viên công đoàn, người lao động tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, khu công nghiệp nhân dịp Tháng Công nhân. Vào dịp Tết Nguyên đán, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã chỉ đạo và tham gia nhiều hoạt động chăm lo Tết đối với người lao động.

Đáng chú ý, tại Kết luận hội nghị đánh giá công tác phối hợp kỳ trước, Thủ tướng Chính phủ đã giao 11 nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan. Đến nay có 8 nhiệm vụ đã thực hiện; 1 nhiệm vụ đã và đang được phối hợp thực hiện; 2 nhiệm vụ chưa được thực hiện.

Xã hội hóa đầu tư nhà ở công nhân là định hướng đúng. Ảnh: Lê Toàn
Xã hội hóa đầu tư nhà ở công nhân là định hướng đúng. Ảnh: Lê Toàn

Tại Hội nghị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương 12 nội dung và được các bộ, ngành thảo luận, giải đáp. Trong đó có các nội dung về: Quan tâm quyền và lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn khi xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; về đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần; các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non; xét danh hiệu "Cơ quan đạt chuẩn văn hoá", "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá", "Đơn vị đạt chuẩn văn hoá"; giáo dục kiến thức về văn hóa, kỹ năng nghề cho công nhân; bố trí ngân sách phát triển cơ sở khám chữa bệnh nơi có đông công nhân lao động…

Các đại biểu cũng đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp nâng cao ý thức, kỹ năng cho Công đoàn viên, công nhân, người lao động trên môi trường số; ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giáo dục, đào tạo và trao đổi, tương tác giữa cơ quan quản lý với công nhân, người lao động.

Phối hợp thực chất, tích cực, chủ động, hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu nói thật, làm thật, không hình thức, không màu mè; "đã nói là làm, đã cam kết thì phải thực hiện" và có kiểm tra, đánh giá, sao cho quan hệ phối hợp giữa hai bên ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần mang lại lợi ích chính đáng cho người lao động.

Về kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Thủ tướng đánh giá hai bên đã tích cực, chủ động phối hợp thực hiện toàn diện, có hiệu quả các nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp công tác, cả những công việc thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất, phát sinh.

Các nội dung phối hợp được triển khai chặt chẽ, toàn diện, hiệu quả, thiết thực, đi vào những nội dung cụ thể để giải quyết các vấn đề về nhà ở cho người lao động, các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe người lao động theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh trong phối hợp

Theo Thủ tướng, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Thủ tướng cho ý kiến về 12 đề xuất, kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cho ý kiến về 12 đề xuất, kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và tổ chức Công đoàn vững mạnh, coi đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vai trò, vị trí và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị. Theo đó, phải xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong tình hình mới.

Định hướng phối hợp công tác thời gian tới, cơ bản thống nhất với báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và phát biểu của các đại biểu, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung gồm 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.

Trong đó, nhiệm vụ trung tâm là nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa hai bên.

3 quan tâm gồm:

Thứ nhất, quan tâm hơn nữa đến việc lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giai cấp công nhân thông qua khảo sát, đối thoại, tiếp xúc cử tri…; phản ánh kịp thời với Đảng, chính quyền, doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết.

Thứ hai, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; chăm lo các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Thủ tướng nhấn mạnh, cần đặc biệt quan tâm vấn đề nhà ở cho người lao động.

"Nhà ở là một trong những vấn đề lớn nhất của con người, "an cư mới lạc nghiệp", nhà ở có thể mua, thuê hoặc thuê mua", Thủ tướng nói và nhấn mạnh, vấn đề về nhà ở cho người lao động phải có bước đột phá trong thời gian tới.

Thứ ba, quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động theo Hiến pháp, pháp luật và theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổ chức thực hiện không đúng; lợi dụng chính sách để chống phá.

Về 5 đẩy mạnh, Thủ tướng chỉ rõ, trước hết, cần đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lao động và tạo thuận lợi cho người lao động, công đoàn.

Dự án nhà ở Thăng Long Green City dành cho công nhân lao động tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh). Ảnh: Quang Thái
Dự án nhà ở Thăng Long Green City dành cho công nhân lao động tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Ảnh: Quang Thái

Theo đó, phối hợp, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tham mưu với Đảng, Nhà nước chỉ đạo rà soát, bổ sung, xây dựng hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động và công đoàn, trọng tâm là trình Quốc hội sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 (vừa bảo vệ lợi ích đoàn viên; vừa thúc đẩy phát triển công đoàn lành mạnh vừa góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc)…

Chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội cho người lao động…

Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, cơ quan phải tham vấn ý kiến của Tổng Liên đoàn, đối tượng tác động về việc xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến công đoàn, người lao động. Tinh thần là chính sách thông thoáng; hạ tầng thông suốt; quản lý thông minh.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đoàn viên, người lao động. Trong đó, tuyên truyền để người sử dụng lao động, cán bộ, đoàn viên và người lao động nhận diện các hành vi lợi dụng việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội.

Thứ ba, đẩy mạnh tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua với tinh thần "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất", như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, trong đó có nội dung nâng cao năng suất lao động như sáng kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện tốt vai trò của Công đoàn, là cầu nối quan trọng của Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam.

PV/chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định cần cụ thể, rõ ràng các vấn đề chứ không nhắc lại luật
Nghị định cần cụ thể, rõ ràng các vấn đề chứ không nhắc lại luật

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo phải làm rõ một số khái niệm mới về công trình hỗn hợp toà nhà văn phòng kết hợp lưu trú (Officetel), căn hộ kết hợp lưu trú (Condotel) là toà nhà văn phòng kết hợp cung cấp dịch vụ khách sạn, căn hộ kết hợp cung cấp dịch vụ khách sạn.

Khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 205,4 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu
Khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 205,4 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 205,4 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng 13,7%, tương ứng tăng thêm gần 25 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng thêm 12,95 tỷ USD.

Chứng khoán khối ngoại ngày 17/6: Bán ròng gần 850 tỷ đồng, giao dịch mạnh và trái chiều cổ phiếu thép
Chứng khoán khối ngoại ngày 17/6: Bán ròng gần 850 tỷ đồng, giao dịch mạnh và trái chiều cổ phiếu thép

Khối ngoại có thêm phiên bán ròng mạnh đạt gần 850 tỷ đồng với điểm nhấn giao dịch cũng là các cổ phiếu thép khi đua gom cổ phiếu HSG, nhưng lại bán mạnh cổ phiếu HPG.

Di chuyển tiện lợi, văn minh, cư dân “quên” khái niệm về khoảng cách
Di chuyển tiện lợi, văn minh, cư dân “quên” khái niệm về khoảng cách

Xóa bỏ những lo ngại về khoảng cách, các “vùng xanh di động” của Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) mang đến cho cư dân sự tiện lợi với đa dạng lựa chọn, từ VinBus tới taxi Xanh SM và hệ thống hạ tầng phụ trợ cho việc sử dụng xe điện VinFast. Kỷ nguyên sống xanh đã thực sự khai mở tại Đại đô thị Xanh - Thương mại Dịch vụ - Giải trí hàng đầu TP. HCM.

Nhiều cửa hàng tại Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Nhiều cửa hàng tại Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Toà soạn Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của bạn đọc về việc nhiều cửa hàng tại TP. Hải Phòng bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; có dấu hiệu kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND TPHCM
Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nhiệm kỳ 2021-2026.