Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà sách Tràng An (Hà Nội): Tiếp tục bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc sau phản ánh?

Sau phản ánh trên Thương hiệu & Công luận, hệ thống Nhà sách Tràng An tiếp tục bày bán nhiều hàng hoá nước ngoài, nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt (thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định dành cho hàng hoá nhập khẩu), hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, bất chấp dư luận, cũng như quyền lợi của người tiêu dùng?

LTS: Thương hiệu & Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Bất chấp quy định của pháp luật

Theo đó, sau các bài phản ánh trên Thương hiệu & Công luận: “Nhà sách Tràng An: Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc”, ngày 11/4/2023; “Nhà sách Tràng An (Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội): Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc”, ngày 13/4/2023, đến nay, tại hệ thống Nhà sách Tràng An, vẫn tiếp tục bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, cũng như đơn vị nhập khẩu, phân phối…

Điều này, khiến người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về chất lượng của những sản phẩm trên:

Vì sao, Nhà sách Tràng An lại không chấp hành các quy định của pháp luật, cũng như không minh bạch nguồn gốc xuất xứ bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng?

Sau khi Thương hiệu & Công luận phản ánh thông tin tới bạn đọc và gửi Công văn sang Cục QLTT Hà Nội, ngày 8/5/2023, phóng viên tiếp tục khảo sát Nhà sách Tràng An tại số 304 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội và số 01 - Liền kề 25-KĐT Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội, hiện tượng bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại đây vẫn còn nhiều...

Một số hình ảnh đồ chơi, dụng cụ học tập, văn phòng phẩm… nước ngoài không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không nguồn gốc rõ ràng, tại Nhà sách Tràng An (số 304 Văn Chương) được ghi nhận ngày 8/5/2023:

Điểm qua một số hàng hoá nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, nguồn gốc xuất xứ tiếp tục được bày bán
Điểm qua một số hàng hoá nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không nguồn gốc xuất xứ tiếp tục được bày bán?

Đối tượng chính của nhà sách là các em học sinh, việc bày bán hàng hoá nước ngoài không có bất kỳ một thông tin nào bằng tiếng Việt (duy chỉ dán đúng mẩu giấy ghi giá tiền bao nhiêu), mà nếu không hỏi nhân viên bán hàng, thì cũng không biết sản phẩm đó là gì, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào?…; khi xảy ra sự việc ngoài ý muốn hay gây nguy hại đến sức khoẻ của các em, thì ai, đơn vị nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm?

Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước, thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu, thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.

Theo QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật, phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu, phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

Đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ trực tiếp tiếp xúc với chất độc này (ngậm, mút, ngửi, thổi...) sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Một số hình ảnh ghi nhận tại Nhà sách Tràng An (số 01 - Liền kề 25 - KĐT Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội) ngày 8/5/2023:

Một số hình ảnh được ghi nhận ngày 8/5/2023 tại Nhà sách Tràng An Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội)
Một số hình ảnh được ghi nhận ngày 8/5/2023 tại Nhà sách Tràng An Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội)

Ngoài 2 cơ sở trên, trước đó, phóng viên đã khảo sát 2 nhà sách Tràng An khác cùng hệ thống (CT 36B, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội; số 219 Phố Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), ghi nhận tại đây cũng bày bán các mặt hàng tương tự không đúng quy định của pháp luật.

Với việc kinh doanh nhiều mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không những vi phạm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động kinh doanh, mặt khác câu hỏi về nguồn gốc, chất lượng các sản phẩm tại hệ thống Nhà sách Tràng An, cũng đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm.

Câu hỏi đặt ra:

Người sử dụng sẽ ra sao, nếu mua phải những mặt hàng rỏm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường?

Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...

Chưa nhận được phản hồi?

Sau khi có các bài phản ánh “Nhà sách Tràng An: Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc”; “Nhà sách Tràng An (Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội): Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc”, ngày 18/4/2023, Thương hiệu & Công luận đã có công văn gửi Cục QLTT Hà Nội, đề nghị phối hợp kiểm tra, cũng như có câu trả lời những vấn đề bạn đọc quan tâm; tuy nhiên, tới nay phía cơ quan báo chí vẫn chưa nhận được phản hồi?

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá, bao gồm 2 loại là nhãn gốc và nhãn phụ.

Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa, do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc, được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm, nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả, có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn, không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc, nhưng ghi không đủ, hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng…, sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Nhằm đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, thiết nghĩ, Cục QLTT Hà Nội, cũng như các cơ quan liên quan cần vào cuộc xác minh, kiểm tra và xử lý ngay những sai phạm (nếu có) của hệ thống Nhà sách Tràng An nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng,  tạo môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường; tránh để tình trạng bán hàng vi phạm các quy định của pháp luật tại hệ thống Nhà sách Tràng An kéo dài, gây bức xúc dư luận.

Minh Đức

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.