Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Pharmacity chịu trách nhiệm gì khi người tiêu dùng bị phản ứng bởi bán thuốc kê đơn mà không có đơn?

Hàng loạt nhà thuốc mang thương hiệu Pharmacity trên địa bàn TP. Hà Nội đang bán thuốc điều trị, kháng sinh… cho người tiêu dùng mà không cần trình đơn thuốc của bác sỹ chuyên khoa, dù trên vỏ hộp thuốc ghi rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”, trái quy định cho phép của Bộ Y tế. Pharmacity chịu trách nhiệm gì khi người tiêu dùng bị phản ứng thuốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng.

LTS: Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity địa chỉ tại 248A Nơ Trang Long, Phường 12, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Được thành lập vào năm 2011, Pharmacity là thương hiệu hàng đầu trong ngành bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam. Pharmacity sở hữu mạng lưới với 1.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc cùng đội ngũ gần 4.600 dược sỹ đáng tin cậy, cung cấp các sản phẩm thuốc và chăm sóc sức khỏe hàng đầu với giá thành cạnh tranh nhất. Hướng tới năm 2025, Pharmacity sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống lên đến 5.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên khắp cả nước với hơn 35.000 dược sỹ đáng tin cậy, hướng đến mục tiêu trở thành nhà thuốc bán lẻ hiện đại và mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Không chỉ phát triển hệ thống cửa hàng, chuỗi nhà thuốc Pharmacity của Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity còn mở rộng quảng bá các sản phẩm đang bày bán tại nhà thuốc trên nhiều kênh thông tin đại chúng như Facebook, Youtube, Website.

Tưởng rằng, Nhà thuốc Pharmacity sẽ là một cơ sở kinh doanh uy tín, đáng tin cậy với người tiêu dùng, thế nhưng, sự thật là nhà thuốc này lại có dấu hiệu hoạt động không tuân thủ quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Khi viết loạt bài này, chúng tôi chỉ mong rằng, thương hiệu Pharmacity luôn là thương hiệu có những sản phẩm thật uy tín, chất lượng.

Tôn chỉ của Thương hiệu & Công luận là đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái theo chỉ đạo của Chính phủ, theo Nghị định 41/CP-NĐ; bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính và cũng không thể quên nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp chế, hoạt động theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí… Đó cũng là công việc mà Tạp chí luôn thực hiện.

Wesite giới thiệu về hệ thống Nhà thuốc

Wesite giới thiệu về hệ thống Nhà thuốc Pharmacity.

Phản ánh của người tiêu dùng đến Tạp chí Thương hiệu & Công luận, nhiều Nhà thuốc mang thương hiệu Pharmacity tại TP. Hà Nội đang tự ý bán các loại thuốc điều trị, thuốc kê đơn trong khi không có đơn thuốc của bác sỹ hay bệnh viện, tiềm ẩn nguy cơ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng.

Để có câu trả lời cho người tiêu dùng/người bệnh/bạn đọc, ngày 13/04/2022, PV Thương hiệu & Công luận đã "mục sở thị" và trực tiếp mua thuốc tại Nhà thuốc Pharmacity trên địa bàn TP. Hà Nội, và đúng như những gì người tiêu dùng phản ánh.

Ghi nhận thực tế, hệ thống Nhà thuốc Pharmacity tích hợp mô hình cửa hàng tiện lợi với rất nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh được bày bán cùng với thuốc như: thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe, bán hàng tiêu dùng như: nước ngọt, sữa rửa mặt, sữa tắm…

Dược sỹ Nhà thuốc Pharmacity bán thuốc kê đơn không cần đơn

Thông tư số 07/2017/TT-BYT, ngày 03/05/2017 quy định rõ hai danh mục thuốc được bán tại các nhà thuốc đó là thuốc bán phải có đơn thuốc của bác sỹ - gọi là thuốc kê đơn vàc thuốc bán không cần đơn thuốc - gọi là thuốc không kê đơn. Nhiều loại thuốc nằm trong danh mục bắt buộc phải kê đơn vẫn đang được mua, bán một cách công khai, dễ dàng, không cần bất kỳ đơn thuốc nào.

Trong vai người đang có nhu cầu mua thuốc dành cho người bị bệnh loét dạ dạy, PV Thương hiệu & Công luận đến Nhà thuốc Pharmacity số 176D + E trên đường Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội để được tư vấn mua thuốc. Khi phóng viên hỏi mua thuốc Trimebutin 100 mg vàthuốcRabepagi 20 mg - loại thuốc nằm trong danh mục kê đơn theo quy định. Sau khi cung cấp một số thông tin về độ tuổi, giới tính,… nhân viên bán thuốc lập tức mang ra mà người mua không phải trình đơn thuốc, dù trên vỏ hộp thuốc này cũng ghi rất rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”.

Thuốc Trimebutin 100 mg và thuốc Rabepagi 20 mg - loại thuốc nằm trong danh mục kê đơn theo quy định.
Thuốc Trimebutin 100 mg và thuốc Rabepagi 20 mg - loại thuốc nằm trong danh mục kê đơn theo quy định.

Được biết, thuốc Trimebutin thuộc nhóm thuốc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, buồn nôn,… thuốc trimebutine có thể điều hòa được nhu động dạ dày ruột và chống co thắt.  Còn thuốc Rabepagi 20  là Thuốc Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm, với thành phần chính Rabeprazol natri có tác dụng điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản có loét hoặc trầy xước, hội chứng chứng Zollinger Ellison... Để sử dụng an toàn, hiệu quả đối với hai loại thuốc này người bệnh cần tham khảo và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Nhưng tưởng rằng, loại thuốc Rabepagi 20mg được cho là nhân viên của Nhà thuốc Pharmacity số 176D + E trên đường Trương Định bán nhầm, chúng tôi tiếp tục đến Nhà thuốc Pharmacity số 284 Lạc Trung, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội để hỏi mua lại đúng loại thuốc này thì nhân viên tại đây ngay lập tức lấy hộp Thuốc Rabepagi 20 mg bán cho PV và thu tiền, mà không cần hỏi về đơn thuốc của bác sỹ cũng như tình trạng của bệnh nhân thế nào. Theo quan sát, trên vỏ của hộp thuốc này cũng ghi rõ khuyến cáo “thuốc bán theo đơn”.

Thuốc Rabepagi 20  là Thuốc Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc Rabepagi 20 - Thuốc Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Nhân viên Nhà thuốc Pharmacity bán thuốc kê đơn, không cần đơn thắc mắc: “Nhà này mua thuốc lạ nhỉ - mua cả hộp thuốc”

Tiếp tục, PV có mặt Nhà thuốc Pharmacity số 58 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội để mua Thuốc Medisolone Methylprednisolon 4mg - thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch. Nhân viên tại đây ngay lập tức lấy thuốc Medisolone 4mg bán cho PV mà không cần hỏi về đơn thuốc của bác sỹ.

Khi PV yêu cầu lấy cả hộp thuốc thì nhân viên quầy thuốc lẩm bẩm “nhà này mua thuốc lạ nhỉ - mua cả hộp thuốc”, nhưng vẫn bán cho người tiêu dùng. Theo quan sát, trên vỏ của hộp thuốc này cũng ghi rõ khuyến cáo “thuốc bán theo đơn”.

Việc nhân viên Nhà thuốc Pharmacity thắc mắc khi bán thuốc kê đơn mà không có đơn như trên có ngụ ý gì? Vì sao thắc mắc vẫn bán? Vậy, khi người tiêu dùng sử dụng, bị phản ứng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng thì Nhà thuốc Pharmacity, nhân viên bán thuốc đó phải chịu trách nhiệm gì? Hình sự hay dân sự?

Thuốc Medisolone Methylprednisolon 4mg - thuốc kháng viêm
Thuốc Medisolone Methylprednisolon 4mg - thuốc kháng viêm.

Để thông tin được khách quan hơn, PV tiếp tục mua thuốc tại Nhà thuốc Pharmacity trên địa bàn khác của TP Hà Nội.

Trong vai người đang có nhu cầu mua thuốc dành cho người bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, PV Thương hiệu & Công luận đến Nhà thuốc Pharmacity số 63 Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội để được tư vấn mua thuốc. Khi phóng viên hỏi mua thuốc Roxithromycin 150 mg - thuốc trị nhiễm khuẩn, nhân viên bán thuốc lập tức mang ra mà người mua không phải trình đơn thuốc, dù trên vỏ hộp thuốc này cũng ghi rất rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”.

Vỏ hộp Thuốc Roxithromycin 150 mg - thuốc trị nhiễm khuẩn có ghi “Thuốc bán theo đơn” và giấy hướng dẫn sử dụng ghi “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”, thế nhưng Nhà thuốc Pharmacity vẫn bán cho người tiêu dùng mà không cần phải trình đơn thuốc.
Vỏ hộp Thuốc Roxithromycin 150 mg - thuốc trị nhiễm khuẩn có ghi “Thuốc bán theo đơn” và giấy hướng dẫn sử dụng ghi “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”, thế nhưng Nhà thuốc Pharmacity vẫn bán cho người tiêu dùng mà không cần phải trình đơn thuốc..

Được biết, thuốc Roxithromycin 150 mg của Công ty Dược phẩm Imexpharm sản xuất, có thành phần chính roxithromycin, là thuốc dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Tại một số website của các nhà thuốc lớn khuyến cáo “Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sỹ…”

Tại một số website của các nhà thuốc lớn khuyến cáo “Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sỹ…”
Tại một số website của các nhà thuốc lớn khuyến cáo “Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sỹ…”.

Dễ ảnh hưởng sức khỏe nếu dùng không đúng chỉ dẫn của bác sỹ

Thuốc là hàng hóa đặc biệt, dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người nếu dùng không đúng hướng dẫn của bác sỹ. Đặc biệt là thuốc kê đơn. Do vậy, thuốc kê đơn chỉ được phép bán khi có toa của bác sỹ.

Không ít người có thói quen mua loại thuốc mình đã sử dụng từ trước tới nay, dù đó là thuốc kê đơn. Điều này không nên bởi sau thời gian điều trị và dùng thuốc, bệnh nhân có thể phát sinh những bệnh lý khác nên cần điều chỉnh loại thuốc đang sử dụng. Do đó, cần được bác sỹ khám và cho đơn thuốc mới.

Đối với nhà thuốc, khi bán thuốc kê đơn nhưng không có toa của bác sỹ sẽ khiến bệnh nhân dễ bị kháng thuốc hoặc dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, thuốc giảm tác dụng điều trị.

BS PHAN QUỐC BẢO, phụ trách Khoa khám bệnh thuộc BV ĐH Y Dược TP.HCM (Cơ sở 2)

Hết thuốc kê đơn, nhân viên Nhà thuốc Pharmacity tư vấn người bệnh mua thuốc kê đơn có biệt dược tương tự là đúng hay sai?

Đáng nói, trong vai người đang có nhu cầu mua thuốc dành cho người bị bệnh Gout – Gút, PV đến Nhà thuốc Pharmacity số 5A Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình và số 233 phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa… để hỏi mua Thuốc Colchicin 1 mg của Traphaco thì nhân viên của 02 quầy thuốc này nói hết hàng. Đồng thời tư vấn cho PV đổi sang loại Thuốc Colchicin 1 mg của KhaPharco - thuốc này cùng loại thuốc, cùng tên và có công dụng giống nhau nhưng khác nhà sản xuất. Trên bao bì của 02 loại thuốc này đều ghi rõ khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” (phải có đơn chỉ định từ bác sỹ, thì các cửa hàng thuốc mới được phép bán cho người mua - PV).

Vỏ hộp Thuốc Colchicin 1 mg của KhaPharco có ghi rõ khuyến cáo
Vỏ hộp Thuốc Colchicin 1 mg của KhaPharco có ghi rõ khuyến cáo "Thuốc kê đơn", nhưng Nhà thuốc Pharmacity vẫn công khai bán cho người mua, mà không cần đơn chỉ định của bác sỹ.

Dược sĩ Dương Thanh Hải của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, phân tích về thuốc Colchicin 1 mg: "Thuốc Colchicin là loại thuốc có nguồn gốc thực vật, được sử dụng để điều trị bệnh Gout và một số bệnh lý viêm trên cơ thể người. Colchicin có khả năng ức chế sự di chuyển và hóa ứng động, cũng như sự bám dính và thực bào của bạch cầu trung tính tại ổ viêm để làm giảm phản ứng viêm với tinh thể urat và đem đến hiệu quả điều trị bệnh".

Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì Colchicin lại là loại thuốc có nguy cơ cao gây độc tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho người bệnh nếu sử dụng không đúng cách. Ngộ độc Colchicin có thể sánh ngang với ngộ độc asen, chính vì thế nếu dùng quá liều (0,5mg/kg) có thể gây tử vong.

Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Colchicin chính là làm tổn hại đến tủy xương, người bệnh gout điều trị bằng thuốc Colchicin liều cao có thể bị thiếu máu, rụng tóc vì tủy xương bị tổn hại. Ngoài ra, người bệnh có thể bị khó tiêu, sốt nhẹ, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu dạ dày - ruột, viêm thần kinh ngoại biên, nổi ban, tổn thương gan, thận.

Các loại thuốc được khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” đang được nhà thuốc Pharmacity tự ý bán cho người tiêu dùng.
Các loại thuốc được khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” đang được nhà thuốc Pharmacity tự ý bán cho người tiêu dùng.

Được biết, đây đều là những loại thuốc có dược động học cao, nếu sử dụng không có hướng dẫn của bác sĩ, sẽ rất dễ gây ra các phản ứng phụ khó lường, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.

Có thể thấy, các loại thuốc có in khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” là thuốc cần phải được bác sỹ kiểm soát liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng, bởi dược tính mạnh. Nếu sử dụng không đúng chỉ định, thuốc có thể tác gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Trước vấn đề nêu trên, dư luận đặt ra câu hỏi: Vì sao biết rõ thuốc có ghi khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” bắt buộc phải có đơn chỉ định của bác sỹ mới được phép bán và sử dụng, nhưng Nhà thuốc Pharmacity vẫn vô tư bán cho người mua? Giả sử, nếu người bệnh mua về sử dụng xảy ra biến chứng, phản ứng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ đến tính mạng thì Nhà thuốc Pharmacity và nhân viên bán thuốc sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hay dân sự?

Trước đó, trong bài viết: Công ty mẹ của chuỗi nhà thuốc Pharmacity huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, định giá pre-money gần 200 triệu USD được đăng tải vào tháng 08/2021 trên weste https://cafef.vn/, đã thông tin: Chủ tịch của Maroon Bells là ông Christopher Randy Stroud (còn có tên khác là Chris Blank và tên tiếng Việt là Hoàng Trí) chính là người sáng lập và Chủ tịch của Pharmacity. Pharmacity được thành lập năm 2011, theo kế hoạch, chuỗi dự kiến mở 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021 (tức sau 10 năm hoạt động). Năm 2019, quỹ MEF III của Mekong Capital đầu tư vào Pharmacity.

Quay trở lại với Maroon Bells, công ty hiện tại có vốn điều lệ 517 tỷ đồng, trong đó phần vốn nước ngoài chiếm 49,85%. Giám đốc của Maroon Bells là ông Chad Ryan Ovel, Tổng giám đốc của Mekong Capital.

Tại thời điểm tháng 08/2020, Mekong Capital (thông qua Communiplete Pte Ltd) nắm giữ 22,7% vốn của Maroon Bell. 2 cổ đông lớn nước ngoài khác gồm có TR Best Pharma Pte Ltd nắm 18,5% và Limit Eraser Pte Ltd cầm 5,8%. Pharmacity đã thực sự bứt tốc từ năm 2018, năm 2019 được thúc đẩy hơn nữa nhờ khoản đầu tư của Mekong Capital. Năm ngoái, công ty đạt doanh thu hơn 1.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, giống như nhiều chuỗi bán lẻ mở rộng nhanh chóng, Pharmacity lỗ ngày càng nặng, năm ngoái ghi nhận âm 421 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 đã lên hơn 1000 tỷ đồng.

Và cũng mới đây, Thương hiệu & Công luận thực hiện một loạt chuyên đề liên quan đến câu chuyện thương hiệu về y, dược.. và có bài viết phản hồi lại cho người tiêu dùng/độc giả: Trước thềm đại hội, vì sao Tổng Công ty Dược Việt Nam - DVN có nhiều biến động cổ đông? liên quan đến việc giao dịch, bán mua cổ phiếu DVN, trước thềm họp đại hội cổ đông thường niên 2022 dự kiến ngày 26/04 của Tập đoàn Việt Phương thoái vốn toàn bộ hơn 40 triệu cổ phiếu Dược Việt Nam – DVN.

Như vậy, qua sự việc trên người tiêu dùng đặt ra câu hỏi: Liệu Hệ thống Nhà thuốc Pharmacity có đi vào vết xe của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (VINAPHARM) hay không khi Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity vấp phải không ít những sai phạm?

Thương hiệu & Công luận tiếp tục chuyển đến độc giả thông tin tiếp theo của vụ việc này.

Lê Pháp – Minh An

Còn nữa

Bài liên quan

Tin mới

Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng
Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 179,41 tỷ đồng trong quý I/2024 và hoàn thành 224,3% so với kế hoạch lãi 80 tỷ đồng trong năm 2024.

Khen thưởng các cá nhân có thành tích bắt giữ tàu vận chuyển dầu trái phép trên biển Cà Mau
Khen thưởng các cá nhân có thành tích bắt giữ tàu vận chuyển dầu trái phép trên biển Cà Mau

Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau vừa tổ chức công bố và trao các quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tuần tra, phát hiện và bắt giữ tàu cá vận chuyển dầu trái phép trên biển.

Dự án điện mặt trời đầy tham vọng của Ấn Độ giúp người dân tiết kiệm và có cuộc sống ổn định như thế nào?
Dự án điện mặt trời đầy tham vọng của Ấn Độ giúp người dân tiết kiệm và có cuộc sống ổn định như thế nào?

Ông Praveen Thakur, đại diện chính quyền địa phương phấn khởi thông tin, Modhera là ngôi làng đầu tiên của Ấn Độ sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Tỷ phú Mỹ Elon Musk lại bất ngờ thăm Trung Quốc
Tỷ phú Mỹ Elon Musk lại bất ngờ thăm Trung Quốc

Theo Đài CCTV, trong cuộc gặp với tỷ phú Elon Musk hôm 28/4, Thủ tướng Lý Cường tuyên bố Tesla là "ví dụ thành công về hợp tác kinh tế và thương mại Trung - Mỹ".

Bắc Ninh: Kỷ luật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở
Bắc Ninh: Kỷ luật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa tổ chức kỳ họp thứ Ba mươi hai. Đồng chí Trần Huy Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tại kỳ họp này Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy đã quyết định kỷ lật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở.

Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?
Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x tiền lương ngày bình thường. Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x tiền lương làm ngày bình thường.