Nhận định của chuyên gia về xu hướng mua bán - sáp nhập doanh nghiệp năm 2023
Các chuyên gia cho rằng, dù năm 2023, hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) doanh nghiệp sôi động với nhiều thương vụ lớn, nhưng thị trường M&A còn đó những nút thắt cần được tháo gỡ.
Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ “bom tấn”, có thể kể đến như Novaland mua lại dự án Kenton Node tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM từ Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên, hay Masterise Homes thâu tóm dự án Sài Gòn Bình An và đổi tên thành The Global City…

Theo dữ liệu tổng hợp bởi RCA Analytics và Cushman & Wakefield trong giai đoạn 2020 - 2021, thị trường nhà ở vẫn là phân khúc sôi động nhất với tổng giá trị của các thương vụ đạt 683 triệu USD và phân khúc này sẽ tiếp tục là ngôi sao sáng trong năm 2022 nhờ vào gói đầu tư hạ tầng gần 114.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua.
Đứng thứ hai là thị trường bất động sản công nghiệp với 558 triệu USD, khi nhiều hoạt động sôi nổi đến từ các nhà đầu tư nước ngoài như BWID, Emergent, LOGOS, JD, Cainiao.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam phân tích: Thị trường bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục bứt phá. Bên cạnh đó, nhờ vào việc mở cửa lại các đường bay quốc tế, thị trường sẽ chứng kiến câu chuyện phục hồi mạnh mẽ ở các mảng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, văn phòng, bán lẻ, vốn đã bị kìm hãm trong thời gian qua.
Theo bà Trang Bùi, các loại tài sản ứng dụng như kho lạnh, kho dược, trung tâm dữ liệu, trường học, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và y tế sẽ là những phân khúc ngách được nhà đầu tư phân bổ dòng vốn nhiều hơn. Thị trường cũng sẽ chứng kiến câu chuyện phục hồi mạnh mẽ ở các mảng du lịch nghỉ dưỡng và bán lẻ, vốn đã bị kìm hãm trong thời gian qua nhờ việc khôi phục các đường bay quốc tế.

Các chuyên gia nhận xét: Khoảng cách về mức giá kỳ vọng giữa bên bán và bên mua vẫn còn chênh lệch khá lớn, điều này làm kéo dài thời gian thương lượng và hoàn tất giao dịch. Giải pháp cho vấn đề này có thể đến từ việc các nhà đầu tư và chủ sở hữu nên tìm đến những đơn vị tư vấn đầu tư và thẩm định giá chuyên nghiệp để rút ngắn khoảng cách về giá ở mức hợp lý cho cả hai bên.
Khi được Quốc hội thông qua, hàng loạt vấn đề tồn tại liên quan đến thị trường bất động sản như hoạt động đầu tư, thủ tục pháp lý vì hệ thống pháp luật liên quan hiện đã dần hoàn thiện nên không còn mâu thuẫn giữa các quy định trong hệ thống pháp luật về đầu tư. Điều này sẽ gỡ bỏ nhiều rào cản hiện hữu cho các hoạt động M&A bất động sản trong năm nay.
Nếu thị trường không đủ minh bạch, không có đủ thông tin và dữ liệu, giao dịch chậm và quyền sử dụng đất đai không rõ ràng - tất cả đều đặt ra thách thức. Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều vốn, đang chờ được đầu tư vào bất động sản. Họ muốn hợp tác với các nhà đầu tư địa phương, nhưng họ cần giao dịch diễn ra nhanh chóng.
Hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào các thương vụ liên doanh và M&A chứ không phải là các giao dịch bất động sản thuần túy. Nguồn tiền đầu tư không hề thiếu, nhưng khó khăn lại nằm ở cơ hội.
Trước đây, các thương vụ M&A thường được xem đơn giản là “thâu tóm thù địch” (hostile takeover), thì hiện nay, các thương vụ đang chuyển sang hình thức “thân thiện” (friendly takeover), hợp tác hai bên cùng có lợi. Các nhà đầu tư ngoại mong muốn hợp tác, tôn trọng đối tác địa phương vì hiểu thị trường, đảm bảo quỹ đất sạch. Với những giao dịch mang tính chất hợp tác, nhà đầu tư Việt Nam có thể giữ lại 15 - 20%, có trường hợp là 50 - 50.
Dòng vốn ngoại có vai trò lớn trong thị trường M&A. Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng đón nhận nhiều luồng quan tâm mạnh mẽ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các dự án tạo ra lợi nhuận. Sự phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân đã cung cấp một nguồn vốn dồi dào để thực hiện các thương vụ M&A.
Khối ngoại ngoài vai trò cấp vốn, còn đem lại nhiều thứ quý giá khác như kinh nghiệm, chiến lược phát triển, ý tưởng thiết kế. Điều này có thể thấy rõ qua diện mạo của các khu đô thị ở các vùng vệ tinh của TP. HCM và Hà Nội với các thiết kế đậm chất Nhật như công viên, hồ cảnh, lối đi bộ, onsen sau khi có sự tham gia từ chủ đầu tư Nhật Bản.
Vân Quỳnh (t/h)
Tin mới
Động đất mạnh 3,3 độ Richter ở Kon Tum
Vào lúc 6h10 phút sáng 09/02, một trận động đất có độ lớn 3.3 Richter xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có tọa độ 14.948 độ vĩ Bắc, 108.233 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Thời gian qua, ngành Hải quan chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo đó đã xây dựng và hình thành được cơ chế hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin chặt chẽ, hiệu quả trong nước và hợp tác quốc tế trên cơ sở các cam kết, thỏa thuận, quy chế đã được ký kết giữa các bên, đưa quan hệ phối hợp ngày càng hiệu quả, có chiều sâu.
Thủ tướng dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bảo tàng Văn minh Châu Á
Trong chương trình thăm chính thức Singapore, sáng 09/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Văn minh Châu Á.
Chuyển hồ sơ vụ giả mạo nhãn hiệu hàng hóa keo Silicone Apollo sang cơ quan Công an
Lực lượng Quản lý thị trường Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội vừa chuyển toàn bộ hồ sơ kiểm tra và tang vật của vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa keo Silicone Apollo sang cơ quan Công an huyện Hoài Đức, Công an TP. Hà Nội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu 1.826 đồng/kWh, tối đa 2.444 đồng/kWh, bao giờ được áp dụng?
Chính phủ ban hành khung giá điện, mức giá bán lẻ điện bình quân, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, là 1.826,22 đồng/kWh với mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu và 2.444,09 đồng/kWh với mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa. Vậy, khung giá trên, bao giờ được áp dụng?
Huế dự kiến làm cầu gỗ bắc qua Thượng thành để đi vào Đại Nội
Để giải quyết bài toán an toàn giao thông cho du khách khi vào tham quan khu di sản Đại Nội (Huế), ngày 8/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đoàn công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương dẫn đầu đi khảo sát thực địa, kiểm tra tổ chức giao thông khu vực Đại Nội Huế và khu vực phụ cận.
Câu chuyện thương hiệu
Điện lực Vân Đồn khắc phục khó khăn trong quản lý vận hành đường dây trên biển
PC Bắc Giang đẩy nhanh thực hiện dự án chống quá tải lưới điện năm 2023
Chủ tịch HĐQT THACO: Năm 2023 tập trung nâng cấp quản trị và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
Đà Nẵng xếp thứ hai về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương toàn quốc
Hãy xây dựng thương hiệu Kim Ngân Mart nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc
Nhà sách Tiền Phong (tại Hải Phòng) cần tiên phong thực hiện đúng quy định pháp luật trong kinh doanh