Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều giải pháp mới về phòng chống thiên tai trong năm 2023

Trong những năm qua, dưới tác động khó lường của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai trong năm 2023, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, luôn chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó thiên tai, đảm bảo đời sống cho Nhân dân.

Năm 2022, trên địa bàn thành phố đã chịu ảnh hưởng bởi 4 cơn bão (cơn bão số 2, số 3, số 4 và số 6); 13 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng; 22 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường; 9 đợt nắng nóng trong đó đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt...

Bên cạnh đó, khu vực Hà Nội chịu ảnh hưởng của một số loại hình thiên tai khác: Ngập lụt, sạt lở đất, sét, dông lốc, cháy rừng tự nhiên, đợt mưa lớn,… ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của Nhân dân.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo của 30 quận, huyện, thị xã, thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố năm vừa qua đã làm 4 người chết (do sét đánh); 30 ngôi nhà bị ngập, sập đổ; gần 9.000 ha lúa bị thiệt hại; gần 2.500 ha hoa màu, rau màu bị ảnh hưởng; trên 200 cây xanh gãy đổ; trên 100 con gia súc và 36.500 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; trên 600 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; trên 2.400m đê, kè bị sạt lở, hư hỏng….

Công tác phòng chống thiên tai luôn được cơ quan chức năng quan tâm
Công tác phòng chống thiên tai luôn được cơ quan chức năng quan tâm

Về sự cố, tìm kiếm cứu nạn, trên địa bàn thành phố xảy ra 145 vụ việc, trong đó, thiên tai 3 vụ, hỏa hoạn 133 vụ, cháy rừng 6 vụ, tìm kiếm cứu nạn 3 vụ, khiến 21 người chết, 10 người bị thương; diện tích cháy (sập) nhà 27.979m2, cháy rừng khoảng 1,6ha, ước tính thiệt hại 37,709 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm qua, Hà Nội xảy ra 355 vụ cháy (7 vụ cháy lớn, 10 vụ cháy, gây thiệt hại nghiêm trọng, 2 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 143 vụ cháy trung bình, 183 vụ cháy nhỏ, 10 vụ cháy rừng), hậu quả làm 21 người chết, 17 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính ban đầu khoảng 19 tỷ đồng; xảy ra 754 vụ tai nạn gia thông làm 378 người chết, 533 người bị thương.

Theo nhận định, tình hình thiên tai năm 2023 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, hệ lụy sẽ kéo theo các nguy cơ cao về các sự cố, thảm họa cháy, nổ, sập đổ công trình… Không chỉ vậy, diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, như vấn đề ô nhiễm môi trường, trật tự an toàn giao thông,… cũng là một trong những vấn đề cấp bách cần quan tâm trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai trong năm nay, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, luôn luôn chủ động, sẵn sàng và huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai để đảm bảo đời sống của Nhân dân.

Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội đã xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm.

UBND các cấp, các sở, ngành:

Sớm hoàn thiện tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm 2023;

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến từng tình huống thiên tai, sự cố, biến đổi khí hậu, môi trường; tham mưu, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, sự cố gây ra;

Chú trọng kiểm tra, theo dõi, đánh giá chất lượng hồ đập, đê điều, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng điểm, xung yếu, kịp thời phát hiện vi phạm, sự cố, nguy cơ gây mất an toàn; kịp thời triển khai các biện pháp xử lý sự cố giờ đầu, tham mưu đầu tư, sửa chữa, tu nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, hoa màu, đất canh tác của nhân dân...

Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các cấp, các ngành tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác; phải luôn luôn chủ động, sẵn sàng và huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Công an thành phố tiếp tục chủ trì, phối hợp các địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án tổng thể trong phòng cháy, chữa cháy, xử lý sự cố, cứu nạn cứu hộ. Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội chủ trì, phối hợp các địa phương phải rà soát quy hoạch thoát nước, các điểm ngập úng để xây dựng phương án xử lý toàn diện, trước tiên là nạo vét, khơi thông cống rãnh, điều tiết nước hồ điều hòa hợp lý… Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh phải kiểm tra, cắt tỉa cây xanh, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Sở NN&PTNT phải kiểm soát, không để xảy ra cháy rừng.

Phó chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị các sở, ngành, địa phương: Hoàn thành tổng kết, đánh giá công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm 2023; kiện toàn bộ máy ban chỉ huy các cấp, các sở, ban, ngành và phân công nhiệm vụ từng thành viên xong trước ngày 31/5.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương: Thường xuyên rà soát cập nhật, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án bảo đảm cụ thể, phù hợp đặc điểm từng địa phương, đơn vị; đặc biệt lưu tâm kế hoạch, phương án ứng phó các loại hình thiên tai, sự cố thường xuyên xảy ra, phương án hộ đê, phòng cháy, chữa cháy điển hình như đợt mưa, lũ rừng ngang tại huyện Chương Mỹ hay cháy rừng tại huyện Sóc Sơn…

Các cấp, các ngành chủ động nguồn lực thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo…

Thu Trang - Hà Linh

Tin mới

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ngày 16/5, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Trung ương Đảng đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ
Trung ương Đảng đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương khóa XIII.

Bắc Giang: Hai chủ cơ sở kinh doanh dược bị phạt gần 50 triệu đồng
Bắc Giang: Hai chủ cơ sở kinh doanh dược bị phạt gần 50 triệu đồng

Chánh Thanh tra Sở Y tế Bắc Giang vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai chủ cơ sở kinh doanh thuốc tân dược tại thị trấn Bố Hạ (Yên Thế) và xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) về hành vi kinh doanh dược khi chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII
Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sáng ngày 16/5/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII.

Quảng Ngãi xử phạt gần 54 triệu đồng vì kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu
Quảng Ngãi xử phạt gần 54 triệu đồng vì kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của nước ngoài. Theo đó,với vi phạm nói trên, một hộ kinh doanh ở Quảng Ngãi đã bị xử phạt gần 54 triệu đồng.  

Bộ Chính trị phân công Đại tướng Lương Cường giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Bộ Chính trị phân công Đại tướng Lương Cường giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.