Đó là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam (CBBank) và Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank). Cả hai ngân hàng này đều áp dụng mức lãi suất tiền gửi cao nhất 5,8%/năm.

Cụ thể, CBBank vừa tăng lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1-12 tháng trong hôm nay. Qua đó, CBBank trở thành ngân hàng thứ 16 tăng lãi suất huy động trong tháng 11. Biểu lãi suất huy động trực tuyến của CBBank niêm yết cho thấy, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1-12 tháng được điều chỉnh đồng loạt tăng thêm 0,15%/năm so với trước đó.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1-2 tháng tăng lên 3,95%/năm, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 3-5 tháng tăng lên 4,15%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,65%/năm; Lãi suất các kỳ hạn tiền gửi từ 7-11 tháng cũng đồng loạt tăng lên 5,6%/năm, còn kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5,8%/năm.

Ở các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên thì CBBank giữ nguyên lãi suất tiết kiệm ở mức 5,8%/năm - mức cao nhất tại nhà băng này.

Cũng trong sáng nay, LPBank đã điều chỉnh lãi suất huy động tại các kỳ hạn tiền gửi từ 1-11 tháng với mức lãi tăng thêm 0,2%/năm. Biểu lãi suất huy động trực tuyến mới nhất của LPBank cho thấy, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1-2 tháng tăng lên 3,8%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng tăng lên 4%/năm và lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng tăng lên 5,2%/năm.

Tại các kỳ hạn từ 12-16 tháng thì LPBank giữ nguyên lãi suất tiền gửi ở mức 5,5%/năm. Lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 18-60 tháng cũng được giữ nguyên với 5,8%/năm, đây cũng là lãi suất huy động cao nhất của LPBank hiện nay.

Như vậy, kể từ đầu tháng 11 đến nay đã có 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động bao gồm: CBBank, SeABank, Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, IVB, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank. Trong đó, MB, Agribank và VIB là các ngân hàng đã hai lần tăng lãi suất kể từ đầu tháng.

Trong đó, MB, Agribank và VIB là các ngân hàng đã hai lần tăng lãi suất kể từ đầu tháng. Riêng ABBank đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất tăng các kỳ hạn dưới 12 tháng.

Ở chiều ngược lại, Bac A Bank là ngân hàng duy nhất giảm lãi suất trên diện rộng tại tất cả các kỳ hạn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng đạt mức 7-9,5%/năm nhưng đi kèm các yêu cầu đặc biệt. PVcomBank dẫn đầu với mức 9,5%/năm cho kỳ hạn 12-13 tháng, áp dụng cho khách hàng gửi tại quầy với số dư tối thiểu 2.000 tỷ đồng. HDBank áp dụng mức 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, yêu cầu số dư tối thiểu 500 tỷ đồng; MSB niêm yết lãi suất lên tới 8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, áp dụng cho các khoản tiết kiệm mở mới hoặc gia hạn từ năm 2018 với số dư từ 500 tỷ đồng.

Một số ngân hàng tiếp tục duy trì lãi suất trên 6%/năm mà không yêu cầu số dư tối thiểu. Cake by VPBank áp dụng mức 6,1%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, ABBank và IVB cùng niêm yết 6,3%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Dong A Bank và VRB áp dụng mức 6%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, còn SaigonBank, VietABank và BAOVIET Bank duy trì lãi suất 6-6,1%/năm cho các kỳ hạn từ 13 đến 36 tháng.

Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.

Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, đơn giản hóa thủ tục cho vay,... phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

PV (t/h)