Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều nước đang dè chừng các vụ thâu tóm của Trung Quốc

Năm nay, Mỹ đã trở nên thận trọng hơn với vốn đầu tư từ Trung Quốc, thể hiện qua việc chính quyền Tổng thống Donald Trump chặn hàng loạt vụ thâu tóm mà bên mua là doanh nghiệp Trung Quốc.

Nhiều nước đang dè chừng các vụ thâu tóm của Trung Quốc - Hình 1

Tổng thống Donald Trump ký đạo luật gia tăng quyền lực cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) - Ảnh: AP/SCMP.

Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng các công ty Trung Quốc sẽ tìm được cơ hội đầu tư ở nơi khác. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), mấy tháng gần đây, một loạt quốc gia gồm Đức, Pháp, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Nhật Bản và Canada đã tham gia vào một làn sóng phản kháng toàn cầu chưa từng có tiền lệ nhằm vào các thương vụ thâu tóm của các công ty Trung Quốc. Lý do mà các nước này đưa ra, cũng tương tự như những gì Mỹ vẫn nói, là lo ngại vấn đề an ninh quốc gia.

Gần đây nhất, vào tháng 8, Chính phủ Đức lần đầu tiên chặn một vụ thâu tóm của Trung Quốc ở nước này. Đó là vụ công ty sản xuất thiết bị hạt nhân Yantai Taihai của Trung Quốc chào mua Leifeld Metal Spinning, một công ty Đức chuyên sản xuất các thiết bị hàng không vũ trụ và hạt nhân.

Hồi tháng 5, Canada chặn vụ công ty China Communications Construction mua lại công ty xây dựng Aecon.

Kết quả là, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc trên toàn cầu lần đầu tiên giảm từ năm 2002, còn 124,6 tỷ USD, từ mức đỉnh 196,15 tỷ USD vào năm 2016 - theo dữ liệu từ Cơ quan Thương mại và Phát triển thuộc Liên hiệp quốc.

Ông Jeremy Zucker, người đứng đầu mảng luật thương mại quốc tế thuộc công ty luật Dechert ở Washington, cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới việc nhiều quốc gia trở nên dè chừng với các vụ thâu tóm trong ngành công nghệ do doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành là việc Bắc Kinh quyết tâm giành vị thế dẫn đầu thế giới về công nghệ cao sau 7 năm nữa. Quyết tâm này được thể hiện trong chiến lược "Made in China 2025" ("Sản xuất tại Trung Quốc 2025").

"Khi thế giới phương Tây nghe về điều này, họ cảm thấy đó như một lời tuyên chiến", ông Zucker nói.

Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2017, Tổng thống Trump liên tục miêu tả Trung Quốc là một đối tác không bình đẳng trong thương mại. Năm nay, chính quyền ông Trump đã chặn số vụ thâu tóm của các công ty Trung Quốc với tổng trị giá hàng trăm tỷ USD, tất cả đều vì lý do an ninh quốc gia.

Trong số này có vụ công ty HNA của Trung Quốc chào mua quỹ đầu cơ Skybridge Capital; vụ một công ty đầu tư Trung Quốc định mua công ty sản xuất chất bán dẫn Xcerra của Mỹ với giá 580 triệu USD; và vụ Broadcom chào mua hãng sản xuất con chip Qualcomm với giá 117 tỷ USD.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ vì thế sụt giảm chóng mặt. Trong 6 tháng đầu năm, các công ty Trung Quốc chỉ rót được 1,8 tỷ USD vào Mỹ, giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất trong 7 năm - theo công ty tư vấn Rhodium Group.

Tháng trước, ông Trump còn ký một đạo luật gia tăng quyền lực cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Theo đó, ủy ban này có quyền lực lớn hơn trong việc rà soát các thương vụ đầu tư nước ngoài trên cơ sở an ninh quốc gia.

Từ Canada đến Mexico và EU, các quốc gia này đều đang có mâu thuẫn với chính quyền ông Trump. Tuy nhiên, các quốc gia này đang có chung quan điểm với Mỹ về điều mà họ cho là nguy cơ từ Trung Quốc, cho rằng các thương vụ thâu tóm do các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện có thể dẫn tới việc đánh cắp công nghệ và tiếp cận với nguồn dữ liệu nhạy cảm có thể dẫn tới rủi ro đối với an ninh quốc gia.

Đức hiện đã bắt đầu soạn thảo một dự luật nhằm hạn chế các vụ thâu tóm như vậy. Berlin trở nên lo ngại sau một loạt vụ thâu tóm đình đám của các công ty Trung Quốc ở Đức trong những năm gần đây, trong đó có vụ công ty Midea của Trung Quốc mua lại công ty sản xuất robot Đức Kuka với giá 5 tỷ USD vào năm 2016.

Năm 2017, Đức đã cùng với Pháp và Italy kêu gọi thiết lập một cơ chế toàn châu Âu nhằm rà soát kỹ lưỡng hơn các vụ thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài.

Về phần mình, nước Anh từng là một trong những quốc gia mở rộng cửa nhất cho vốn đầu tư Trung Quốc dưới thời Thủ tướng David Cameron. Nhưng giờ đây, London đã đi theo Đức và Pháp trong việc hạn chế các vụ thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc. Cơ quan giám sát đầu tư nước ngoài của Anh giờ đây cũng đã trở thành một cơ quan độc lập, thay vì trực thuộc như trước.

Hồi tháng 7, Anh công bố một cuốn Sách trắng An ninh quốc gia và đầu tư nhằm tăng cường quyền lực của Chính phủ trong việc chặn nước ngoài thâu tóm tài sản Anh được cho là nhạy cảm về an ninh quốc gia. Theo đề xuất mới, Chính phủ Anh dự kiến sẽ rà soát tới 50 thương vụ thâu tóm của nước ngoài trên đất Anh mỗi năm vì lý do an ninh quốc gia. Trong 2 năm qua, mỗi năm Chính phủ Anh chỉ rà soát một thương vụ như thế.

Tháng 4, một cơ quan chức năng của Anh yêu cầu các cơ quan chính phủ nước này không có thêm bất kỳ giao dịch kinh doanh nào với hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE. Động thái này của Anh diễn ra cùng lúc Mỹ cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm cho ZTE trong 7 năm. Hiện Mỹ đã gỡ lệnh trừng phạt này đối với ZTE, nhưng chưa có dấu hiệu gì cho thấy London sẽ thay đổi lập trường.

Theo Vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).