Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những ngày khốn khổ của thuyền nhân Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt

4 năm trong tay cướp biển Somalia, các thuyền nhân chịu cảnh không thức ăn, nước uống, thuốc men và bị giam trong những chiếc lều tạm bất chấp gió mưa.

THCL - 4 năm trong tay cướp biển Somalia, các thuyền nhân chịu cảnh không thức ăn, nước uống, thuốc men và bị giam trong những chiếc lều tạm bất chấp gió mưa.

Suốt bốn năm trong vòng vây của cướp biển

Ba thuyền viên người Việt Nam, do Công ty Vinamotor đưa đi xuất khẩu lao động làm việc trên tàu Naham 3 (của Đài Loan (Trung Quốc), treo cờ OMAN) bị cướp biển Somalia bắt giữ từ ngày 23/3/2012 cùng 26 thuyền viên của những nước khác. Cướp biển đòi 20 triệu USD tiền chuộc cho toàn bộ thuyền viên và tàu, nhưng chủ tàu không chấp nhận. 

Những ngày khốn khổ của thuyền nhân Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt - Hình 1Ba thuyền viên Việt Nam chụp cùng phóng viên BBC.

 Sau nhiều ngày đàm phán, ngày 12/10/2016, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC) tại Nairobi, Kenya thông báo tiến trình đàm phán đã hoàn tất, các thuyền viên sẽ được đưa về Kenya.

Ngày 22/10/2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Kenya đã cử cán bộ sang Nairobi đón và mua vé máy bay cho 3 công dân về Việt Nam tối 24/10/2016.

Thuyền viên Nguyễn Văn Hà cho biết, ban đầu cướp biển Somalia yêu cầu 20 triệu USD tiền chuộc. Nhưng sau khi đàm phán, cướp biển đã đồng ý thả các thuyền viên với giá là 2 triệu USD. Chủ trì đàm phán là 2 đơn vị Đối tác Hỗ trợ con tin (Hostage Support Partnership) thuộc Chương trình hỗ trợ con tin (HSP) của UNODC. 

Đại diện của Tổ chức Đại dương không Cướp biển (OBP) thông tin thêm, số tiền 2 triệu USD là tiền vận động từ nhiều nguồn khác nhau và chưa tính đến các chi phí cho những hoạt động hậu cần như thuê máy bay, khách sạn, phương tiện ăn ở, đưa đón các thủy thủ và chuyên gia.

Không thức ăn, nước uống, bị giam lỏng ngoài trời

Gía mà cướp biển đưa ra để chuộc mỗi con tin đối với mỗi quốc gia là khác nhau. Tiền chuộc mỗi con tin Việt Nam là 300.000USD/người, tiền chuộc mỗi con tin Philippines là 600.000 USD, còn Trung Quốc là 350.000 USD… 

Những ngày khốn khổ của thuyền nhân Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt - Hình 2

Một cảnh trong đoạn video quay các con tin do cướp biển Somali tung lên mạng năm 2014. (ảnh: BBC).

Theo lời kể của những thuyền nhân Việt Nam gặp nạn, giá tiền chuộc mỗi thủy thủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thái độ của cướp biển đối với từng quốc gia, tiềm lực kinh tế, thậm chí quan hệ của các con tin đối với những người cướp biển đang giam giữ họ.

Giá chuộc các thuyền viên Việt Nam thấp là do thuyền viên Việt Nam khéo léo, làm được nhiều việc trong đời sống hàng ngày cho những tên cướp biển quản lý họ.

Sau khi cướp tàu, cướp biển cho tàu chạy liên tục 3 ngày, 3 đêm mới đến lãnh thổ Somalia. Trong thời gian bị giam giữ, điều các con tin cảm thấy khổ nhất là điều kiện sinh hoạt cực kỳ khủng khiếp và tồi tệ như báo chí đã đưa tin. Không chỉ các con tin mà chính những kẻ cướp biển giam giữ họ cũng phải sống trong điều kiện như vậy.

Các nạn nhân của cướp biển cho biết, thức ăn hằng ngày của họ chỉ là đậu xanh nấu với đường (nhưng cũng rất khan hiếm). Họ không ăn muối vì theo anh Hà (một trong những con tin mới được thả) cho biết, do khu vực mà các thuyền nhân bị giam giữ là sa mạc, thiếu thốn nước một cách khủng khiếp nên họ không dám ăn muối là để đỡ khát nước.

Ngoài đậu xanh và đường ra, các con tin không được ăn bất cứ thứ gì khác. Không nước, không thức ăn, không thuốc men, có những lúc, các thuyền viên đói lả đi, đã dự tính săn các loại thú hoang như nai, sóc… nhằm cầm cự thêm. Nhưng khi cướp biển Somalia phát hiện việc săn thú, ngay lập tức họ bị trói vào gốc cây và bị bỏ đói. Ngay cả những tên cướp biển này cũng không ăn thú hoang.

Các con tin cũng không có nhà để ở, mà bị giam giữ trong những chiếc lều căng tạm trên các cành cây, bất kể gió, mưa trong suốt 4 năm trời.

Sự đồng lòng của bạn bè quốc tế

Theo lời kể của thuyền viên Việt Nam, cùng bị bắt với họ còn có nhà báo Mỹ Mike, người duy nhất sống sót sau khi cướp biển tấn công nhóm phóng viên gồm 5 người (4 người khác bị giết). 

Những ngày khốn khổ của thuyền nhân Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt - Hình 3

Nhà báo Mỹ Mike (ở giữa, áo xám) cùng với các thuyền viên được giải cứu.

 Sau khi bị bắt, Mike cũng bị đưa lên tàu Naham 3. Quá tuyệt vọng, Mike nhảy xuống biển tự sát khi tàu Naham 3 đang chạy. Anh may mắn sống sót khi một thủy thủ phát hiện việc Mike mất tích đã báo cho tàu quay lại.

Một năm sau đó, chính phủ Mỹ đã trả tiền chuộc cho cướp biển và Mike được phóng thích. Cảm thông với số phận của những người cùng cảnh ngộ, Mike đã về vận động, kêu gọi các cá nhân, tổ chức cứu những người còn lại.

Do là một phóng viên nhiều kinh nghiệm, Mike đã khiến vụ việc nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Ngày 22/10/2016 vừa qua, sau khi nhận được tin các thuyền viên tàu Naham 3 được trả tự do, anh đã bay từ Mỹ sang để chia vui với các con tin./.  

Ba thuyền viên Việt Nam gồm: Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1981, ở Hà Tĩnh), Phan Xuân Phương (sinh năm 1989, ở Nghệ An), Nguyễn Văn Xuân (sinh năm 1981, ở Hà Tĩnh) đã trở về Việt Nam an toàn vào chiều 25/10. Sau đó, họ đã được đi khám sức khỏe ngay trước khi về với gia đình.

Trong quá trình giam giữ, đã có 2 thuyền nhân tử vong do bệnh tật, nên số lượng con tin chỉ còn lại 26 người. Các con tin đến từ (Đài Loan) Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia và Việt Nam .

Năm 2014, nhóm cướp biển Somalia từng quay lại một đoạn video tung lên mạng nhằm mục đích để mọi người biết những thuyền nhân bị bắt vẫn còn sống sót, hòng đòi tiền chuộc. Trong đoạn video, các nạn nhân trông tiều tụy và hốc hác, đồng thời bị một nhóm tay súng đeo mặt nạ vây quanh. Đoạn video nhanh chóng lan truyền trên Internet và gây phẫn nộ trong dư luận

CTV Nguyễn Văn Bình/VOV.VN

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.