Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những nhóm hàng nào có tiềm năng tăng xuất khẩu sang Algeria?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, cà phê, gạo, hạt tiêu, tinh bột sắn, trái cây, thủy hải sản, các sản phẩm may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng, điện thoại di động có tiềm năng tăng xuất khẩu sang Algeria.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria năm 2019 đạt 187 triệu USD, giảm 2,6% so với năm 2018. Trong 02 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 26,34 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria giới thiệu những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa sang thị trường này trong thời gian tới như sau:

Cà phê: Là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria. Trung bình một người dân tiêu thụ trên 3 kg cà phê mỗi năm. Hàng năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130 nghìn tấn cà phê hạt các loại với trị giá 300 triệu USD. Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria. Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria (trên 85%).

Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu cho Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, In-đô-nê-xia, Braxin, Italia. Tổng mức thuế nhập khẩu cà phê vào khoảng 60%.

Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria. Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất chiếm trên 50%.  Năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt của nước ta sang thị trường này đạt 69.405 tấn, kim ngạch 110,65 triệu USD.

Theo đánh giá, Algeria là thị trường vẫn còn dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào thị trường này. Ngoài cà phê xô, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, hòa tan có giá trị gia tăng cao hơn.

có tiềm năng tăng xuất khẩu sang AlgeriaGạo là một trong những mặt hàng có tiềm năng tăng xuất khẩu sang Algeria

Gạo: Algeria không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Về chủng loại, gạo nhập khẩu chủ yếu là loại gạo trắng, hạt dài, 5% tấm.

Về hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mặt hàng gạo: Thuế hải quan là 5%; thuế VAT: 7%; thuế  đối với ngũ cốc và rau xanh (TCLS): 150 DA/tấn (tương đương 1,5 USD/tấn). Mặt hàng này có mức thuế nhập khẩu khá thấp so với các mặt hàng khác (trung bình khoảng 60%).

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Algeria đạt 16.394 tấn, chiếm tỷ trọng khoảng 16%, kim ngạch 6,28 triệu USD, tăng 20,8%. Gạo Việt Nam hiện phải cạnh tranh khốc liệt với gạo các nước Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Tadjikistan, Uruguay và Trung Quốc.

Theo đánh giá, thị trường này vẫn còn triển vọng cho gạo Việt Nam do người dân đã quen với việc sử dụng gạo của ta. Mặt khác, lượng người lao động Châu Á tại Algeria ngày càng đông, đặc biệt là người Trung Quốc. Riêng số lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Algeria vào khoảng hơn 1000 người. Điều này sẽ góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường Algeria.

Hạt tiêu: Nhu cầu nhập khẩu gia vị, đặc biệt là hạt tiêu của Algeria khá cao do nước này không sản xuất được. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Algeria vào khoảng 30 triệu USD.

Năm 2019, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ đạt 992 tấn, kim ngạch 2,16 triệu USD, chủ yếu do giá bán giảm và tình trạng bỏ không lấy hàng tại cảng đến của nhà nhập khẩu Algeria. Hạt tiêu của Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng của các nước Ấn Độ, Pakistan và Pakistan. Triển vọng xuất khẩu cà phê trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng do nhu cầu cao và hạt tiêu không nằm trong danh mục hàng phải chịu thuế phòng vệ.

Tinh bột sắn: Nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn của Algeria không lớn. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Algeria chỉ đạt 55.350 USD. Theo số liệu mới nhất của Hải quan Việt Nam, trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt khoảng 300.000 USD, tăng gần 6 lần.

Trái cây: Xuất khẩu trái cây (trong đó chủ yếu là hạt điều) của Việt Nam sang Algeria năm 2018 đạt 1,1 triệu USD. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta đã đạt 2,5 triệu USD, tăng hơn 2 lần. Cho đến nay các mặt hàng như thanh long, nhãn, vải của Việt Nam cũng như của các nước khác chưa có mặt tại thị trường này do khoảng cách xa xôi cũng như khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Algeria chủ yếu nhập khẩu chuối, xoài, cam, táo tươi từ các nước gần gũi về địa lý như châu Âu, châu Phi và tùy theo thời điểm trong năm. Khi vụ thu hoạch các loại trái cây này diễn ra, Chính phủ Algeria sẽ hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.

Thủy hải sản: Người dân Algeria tiêu thụ ít hải sản, khoảng 5kg cá/năm so với mức trung bình mà Liên hiệp quốc đưa ra là 6,2kg/người/năm. Tuy nhiên xu hướng chuyển sang ăn cá (vì chứa ít cholesterol)  đang ngày một rõ nét, khi kim ngạch nhập khẩu cá nước ngọt của Algeria ngày một tăng. Thêm vào đó là số lượng người nước ngoài đến Algeria đầu tư, lao động cũng góp phần tăng cầu thủy hải sản. Theo Hải quan Algeria, năm 2019, nước này đã nhập khẩu 32.000 tấn thủy hải sản, kim ngạch đạt 84,2 triệu USD. Các nước xuất khẩu chính gồm Tadjikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Ma-rốc.

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) đạt 11 triệu USD, tăng 28,5%.

Các sản phẩm may mặc, giày dép: Hàng năm trị giá nhập khẩu mặt hàng may mặc và giày dép ở Algeria là khoảng 235 triệu USD trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may là khoảng 200 triệu USD và giày dép là 35 triệu USD. Trong khi đó mặc dù dệt may và giày dép đều là các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhưng giá trị xuất khẩu hai mặt hàng này sang Algeria mới chỉ đạt lần lượt là 5 triệu USD và 700.000 USD năm 2019.

Hiện tại, hàng dệt may và giày dép của Trung Quốc đang lấn át thị trường Algeria do Trung Quốc nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm rẻ tiền, phù hợp với khả năng chi trả của người dân Algeria.

Vật liệu xây dựng: Hiện tại, Việt Nam chưa xuất khẩu nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng sang Algeria mặc dù nhu cầu của thị trường về mặt hàng này là khá lớn (khoảng 1 tỷ USD). Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu khoảng 22 triệu USD (chiếm 2,2%) gồm các mặt hàng nhôm, sản phẩm sắt thép,  cấu kiện nhà lắp ghép.

Điện thoại di động: Thị trường điện thoại di động tại Algeria mỗi năm ước tính cần 8-10 triệu chiếc. Trước 2018, điện thoại di động và linh kiện (chủ yếu của Sam Sung) là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (bên cạnh cà phê) với kim ngạch khoảng 100 triệu USD/năm. Tuy nhiên sau khi Algeria ban hành lệnh cấm nhập khẩu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đã sụt giảm. Năm 2019, Algeria cho phép nhập khẩu trở lại nhưng áp dụng thuế phòng vệ thương mại bổ sung (bên cạnh thuế hải quan là 70%) nên Việt Nam chỉ xuất được 8,3 triệu USD.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Hải Long, Giao thủy
Nam Định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Hải Long, Giao thủy

Ngày 19/3, UBND tỉnh Nam Định có Thông báo số 66/TB-UBND thông tin kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng tại cuộc họp triển khai các nội dung công việc liên quan đến dự án Khu công nghiệp Hải Long, huyện Giao Thủy.

Yêu cầu khẩn trương kiểm soát để bình ổn thị trường vàng
Yêu cầu khẩn trương kiểm soát để bình ổn thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp ổn định thị trường vàng được giao tại công điện và chỉ thị của Thủ tướng và các công văn của Văn phòng Chính phủ.

TP. Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
TP. Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Đề án).

Bộ GTVT sẽ nghiên cứu 'nới lỏng' chu kỳ kiểm định đăng kiểm xe ôtô cá nhân, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật
Bộ GTVT sẽ nghiên cứu 'nới lỏng' chu kỳ kiểm định đăng kiểm xe ôtô cá nhân, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật

Bộ GTVT sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện xe ô tô cá nhân.

Nợ thuế quá hạn hơn 558 tỷ đồng, Công ty Ngân Thuận bị cưỡng chế ngừng sử hoá đơn
Nợ thuế quá hạn hơn 558 tỷ đồng, Công ty Ngân Thuận bị cưỡng chế ngừng sử hoá đơn

Cục Thuế TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty TNHH Xây dựng Ngân Thuận để thu số tiền nợ thuế hơn 558,4 tỷ đồng.

Ngăn chặn đường dây vận chuyển ma túy vào Lâm Đồng 
Ngăn chặn đường dây vận chuyển ma túy vào Lâm Đồng 

Theo Thiếu tá Tạ Trường Xuân, Đội trưởng Đội Phòng ngừa, điều tra tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy - Phòng PC 04, Công an tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu của tỉnh trong nhiều năm nay chính là việc cắt đứt các đường dây vận chuyển, mua bán trái phép ma túy vào đất Lâm Đồng.