Nổi mẩn ngứa là biểu hiện của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa là triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh da liễu. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện do một số bệnh khác. Bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nổi mẩn ngứa. Dị ứng xảy ra ở một số người nhất định và tác nhân gây bệnh cũng khác nhau. Thường gặp gồm có dị ứng thuốc, phấn hoa, thức ăn, thời tiết,... Khi tiếp xúc với những tác nhân này, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt kháng thể giải phóng các chất hóa học trung gian vào máu. Điển hình nhất là histamin, tham gia vào phản ứng viêm và ngứa.

  • Viêm da cơ địa (eczema): Là bệnh viêm da mạn tính, cơ chế bệnh sinh có liên quan đến di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và tác động của môi trường. Biểu hiện đặc trưng là những tổn thương trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa da,... Đặc biệt, ngứa dữ dội vào ban đêm nên ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người bệnh. Một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh là tắm nước nóng, thay đổi nhiệt độ đột ngột, tiếp xúc bụi bẩn, lông động vật,...

  • Rôm sảy: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, dẫn đến lỗ chân lông của trẻ bị bít tắc, tích tụ vi khuẩn gây nổi mẩn ngứa khắp người.

  • Bệnh vảy nến: Là bệnh tự miễn xảy ra do sự tăng sản quá mức kết hợp với phản ứng viêm của tế bào lớp thượng bì, gây ảnh hưởng cho khoảng 1-5% dân số toàn thế giới. Biểu hiện của bệnh là các nốt sần riêng lẻ hoặc thành mảng lớn, có thể thấy rõ được ranh giới với vùng da lành và kèm cảm giác ngứa ngáy. Bên cạnh các triệu chứng trên da, bệnh vảy nến còn gây tổn thương đến khớp.

  • Bệnh ghẻ: Khởi phát do sự xuất hiện ký sinh trùng tên là sarcoptes scabiei ở lớp sừng của da. Chúng đào hang và đẻ trứng khiến người bệnh có cảm giác ngứa. Bệnh ghẻ có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc. Do vậy bệnh thường phát triển mạnh ở những nơi đông người sinh sống và có điều kiện vệ sinh kém.

  • Một số bệnh khác: Bệnh gan, thận, tiểu đường, tuyến giáp,...

Ngoài nguyên nhân là bệnh lý, nổi mẩn ngứa có thể do bị côn trùng đốt, căng thẳng, da khô,...

Nổi mẩn ngứa thường là dấu hiệu của các bệnh da liễu
Nổi mẩn ngứa thường là dấu hiệu của các bệnh da liễu

Cách điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa

Đa số các trường hợp bị nổi mẩn ngứa đều tự cải thiện sau một thời gian. Để giảm ngứa tạm thời, người bệnh có thể áp dụng cách sau: Chườm lạnh, đắp bột yến mạch, đắp nha đam,... Ngược lại, nếu tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài hoặc có xu hướng trầm trọng hơn, người bệnh sẽ cần can thiệp điều trị bằng thuốc.

Một số loại thuốc không kê đơn dùng điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa thuộc nhóm kháng histamin mà người bệnh có thể tham khảo như loratadine  (Lorabay, Clarityn), cetirizine (Zyrtec), fexofenadine (Telfast),... Những thuốc này có tác dụng ngăn cản hoạt động của histamin, do vậy giúp giảm các triệu chứng ngứa, nổi mẩn trên da.

Thuốc corticosteroid có công dụng là chống viêm, giảm ngứa và làm dịu da bị kích ứng. Trong đó, Hydrocortisone 1% đang là thuốc được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra tác dụng mạnh hơn còn có Gentrisone (betamethasone). Lưu ý không dùng lên vết thương hở. Thuốc có thể gây tác dụng phụ là teo da, do đó không được lạm dụng.

Cách chăm sóc da bị nổi mẩn ngứa

Để tình trạng nổi mẩn ngứa không trầm trọng hơn, bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần lưu ý chăm sóc da.

  • Dưỡng ẩm: Da quá khô cũng là nguyên nhân gây ra mẩn ngứa. Do vậy, không chỉ khi bị bệnh mà bình thường cũng cần cấp ẩm cho da đầy đủ.

  • Vệ sinh sạch sẽ chăn màn, nhà ở: Bụi bẩn, nấm mốc và cả vi khuẩn có thể tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta. Người bệnh cần chú ý về sinh môi trường sống thường xuyên.

  • Tránh căng thẳng, stress: Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng sẽ sản sinh ra hormone cortisol - có vai trò quan trọng trong kiểm soát căng thẳng. Tuy nhiên, với lượng cortisol quá lớn có thể gây hại cho hệ miễn dịch và khởi phát các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay, phát ban.

  • Hạn chế dùng mỹ phẩm: Khi bị nổi mẩn ngứa, da thường yếu đi. Do vậy, việc dùng mỹ phẩm, hóa chất lên da sẽ không tốt và có thể gây kích ứng.

  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều rau xanh và uống đủ lượng nước mỗi ngày.

  • Dưỡng ẩm thường xuyên để tránh da khô dẫn đến nổi mẩn ngứa
    Dưỡng ẩm thường xuyên để tránh da khô dẫn đến nổi mẩn ngứa

Cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa nhờ thảo dược

Cùng với sự phát triển của xã hội, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng ra đời nhiều sản phẩm có hiệu quả giúp cải thiện bệnh một cách an toàn nhất. Tiêu biểu là sản phẩm chứa trái nhàu cải thiện nổi mẩn ngứa do mề đay, dị ứng được chuyên gia đánh giá cao.

Một nghiên cứu của Neil Solomon và cộng sự đã chỉ ra nhàu có chứa tới 200 hoạt chất bao gồm: Vitamin, khoáng chất, polysaccharide, hợp chất terpenoid, alkaloid, flavonoid,... Trong đó, iridoids là hoạt chất chính có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Đồng thời tăng cường miễn dịch bằng cách kích thích đáp ứng của tế bào lympho T và đại thực bào.

Khi kết hợp cao nhàu cùng cao gan, L-carnitine fumarate cho thấy hiệu quả cải thiện cả triệu chứng bên ngoài và căn nguyên bên trong tình trạng nổi mẩn ngứa nhờ khả năng tăng cường khả năng giải độc, nuôi dưỡng tế bào.

Sản phẩm đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Trường Đại học Y Hà Nội. Tất cả kết quả đều chứng minh sản phẩm chứa cao nhàu có khả năng hỗ trợ điều trị căn nguyên và ngăn ngừa tái phát tình trạng nổi mẩn ngứa do các bệnh mề đay, dị ứng.

Trái nhàu được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống dị ứng
Trái nhàu được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống dị ứng

Người bị nổi mẩn đỏ ngứa cần thận trọng nếu tình trạng này kéo dài và tái phát thường xuyên. Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là cao nhàu, cao gan và L-carnitine fumarate.   

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang với ba thành phần từ cao nhàu, cao gan và L-carnitine fumarate hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng cấp tính và mạn tính. Phụ Bì Khang dùng cho người bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên sử dụng Phụ Bì Khang uống 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Dùng 1 đợt liên tục từ 2 đến 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Phụ Bì Khang - Hỗ trợ cải thiện mề đay, mẩn ngứa và dị ứng hiệu quả
Phụ Bì Khang - Hỗ trợ cải thiện mề đay, mẩn ngứa và dị ứng hiệu quả

Tiếp thị bởi: Công ty CP KDDV & TM Nam Phương

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ:  024. 35578387

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hương Giang