Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng

Theo Thiếu tướng Lương Thanh Chương: Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.

Ảnh internet
Ảnh internet.

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, An ninh và Động viên công nghiệp đề xuất 05 chính sách nổi bật, đó là: Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức; Thúc đẩy hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ phát triển; Huy động nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện động viên công nghiệp.

Những năm gần đây, các nhà máy trong Tổng cục Công nghiệp quốc phòng được đầu tư nhiều dây chuyền, thiết bị hiện đại, tự động hóa sản xuất đạt hiệu quả thiết thực, sản xuất được nhiều sản phẩm mới, chất lượng ổn định, có độ tin cậy cao, mang lại niềm tin cho người sử dụng; đồng thời, nâng cao năng suất, giúp giảm lao động trực tiếp, góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Bên cạnh đó, với dây chuyền, thiết bị được đầu tư, các đơn vị đã từng bước đa dạng hóa chủng loại, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm quốc phòng và kinh tế; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là cơ sở để thực hiện chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành trong doanh nghiệp.

Theo Thiếu tướng Lương Thanh Chương: Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.

Lễ hạ thủy tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 mang tên Yết Kiêu, số hiệu 927 trang bị cho Quân chủng Hải quân (tháng 12-2019), đáp ứng nhu cầu bảo đảm hậu cần cũng như duy trì năng lực tác chiến cho hạm đội tàu ngầm tấn công Kilo 636. Ảnh tienphong.vn
Lễ hạ thủy tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 mang tên Yết Kiêu, số hiệu 927 trang bị cho Quân chủng Hải quân (tháng 12-2019), đáp ứng nhu cầu bảo đảm hậu cần cũng như duy trì năng lực tác chiến cho hạm đội tàu ngầm tấn công Kilo 636. Ảnh tienphong.vn.

Quán triệt các nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, Đảng ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã ban hành Nghị quyết về lãnh đạo nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất kinh tế và xuất khẩu đến năm 2030.

Các doanh nghiệp trong Tổng cục cũng đã xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh với các chỉ tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; chủ động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, điều chỉnh quy trình công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, hợp tác với các tập đoàn lớn, như: Samsung (Hàn Quốc), Honda, Toyota (Nhật Bản), Damen (Hà Lan), IKEA (Thụy Điển)... sản xuất các sản phẩm kinh tế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ đó, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tăng trưởng mạnh, tỷ trọng doanh thu hàng kinh tế hiện chiếm hơn 53% tổng doanh thu.

Nhiều sản phẩm đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu, như: Đóng tàu; hóa chất, thuốc nổ công nghiệp, pháo hoa; cơ khí chính xác; sản phẩm cao su, cáp điện, quạt điện... Qua đó, góp phần giữ gìn đội ngũ, có tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội.

Xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, An ninh và Động viên công nghiệp; các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện; trong đó, "luật hóa" một số chính sách đặc thù về huy động nguồn lực tài chính, khoa học - công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao... tham gia phát triển công nghiệp quốc phòng.

Chia sẻ về sự cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, An ninh và Động viên công nghiệp, Thiếu tướng Lương Thanh Chương nêu rõ: Vấn đề này xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn.

Chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 367 triển khai vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Ảnh TTXVN
Chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 367 triển khai vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Ảnh TTXVN.

Cùng với đó, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ về thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhất là các loại vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại, chiến lược; tiến hành sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, bảo đảm tinh, gọn, hiệu quả. Tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quốc phòng.

Qua tổng kết việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003, Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 và kết quả xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh cho thấy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. 

Tuy nhiên, trong tình hình mới, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng chưa được thể chế hóa; một số nội dung chưa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan về quốc phòng - an ninh...

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập; đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong quá trình xây dựng dự án Luật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng như các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Công Huy (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hay chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.