Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển điện mặt trời mái nhà: Đâu là hướng đi phù hợp?

Vừa qua, tại buổi Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt”, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp KCN TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Bé đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp.

Phát triển điện mặt trời mái nhà, đâu là hướng đi phù hợp?
Phát triển điện mặt trời mái nhà, đâu là hướng đi phù hợp?

Thuận lợi và khó khăn

Về thuận lợi, trước hết, TP. Hồ Chí Minh hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó, 23 khu công nghiệp hoạt động với 1.500 nhà máy, doanh nghiệp (có khoảng 200 dự án và 6 khu công nghiệp chưa hình thành).

Có 500 nhà máy, doanh nghiệp FDI nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu, tổng diện tích, quy hoạch 5.900 ha. Tuy nhiên, chỉ mới có 1.700 ha đất sạch được xây nhà máy, cùng với 900 ha của khu công nghệ cao, nâng tổng số lên khoảng 2.600 ha. Đây chính là dư địa lớn để làm điện mặt trời mái nhà.

Mặt khác, theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), TP. Hồ Chí Minh có thể phát triển điện mặt trời khoảng 6.300 Mwp (Mega Watt peak), trong đó hệ mái nhà của nhà xưởng khoảng 2.500 Mwp.

Thực hiện Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 08 của Bộ Công Thương, trong vòng 6 tháng (từ tháng 6 - 31/12/2020), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã đấu nối điện mặt trời, đạt 300 Mwp. Trong đó, có 118 doanh nghiệp thực hiện điện mặt trời mái nhà tại các khu, đạt 67 Mwp…

Về khó khăn,từ đầu năm 2021, chương trình điện mặt trời chững lại, chờ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, lại phát sinh nhiều quy định có tính ràng buộc: Lắp đặt điện mặt trời mái nhà, điện năng của khu và điện năng của nhà máy tăng lên hoặc thay đổi, phải làm lại báo cáo tác động môi trường. Điều này, khiến các khu và doanh nghiệp băn khoăn, lo lắng...

Trong quá trình triển khai thực tế: Phát sinh các vấn đề như sau khi lắp đặt, điện mặt trời mái nhà xưởng cao hơn vài tấc, khác với thiết kế ban đầu; khung giá đỡ và kính pin điện mặt trời tạo một trọng lượng áp lên mái nhà xưởng; công tác phòng cháy chữa cháy cũng được quan tâm hơn.

Khó khăn về tài chính trong đầu tư điện mặt trời. Ông Bé cho biết, giai đoạn dịch Covid-19, doanh nghiệp càng khó khăn. Để giải quyết vấn đề, nhà máy được tự chọn giải pháp tài chính: Tự đầu tư hoàn toàn; tự đầu tư một phần; vay vốn đầu tư 100%; vay vốn một phần; cho thuê mái nhà.

Có nhiều quỹ đầu tư và một số tập đoàn sẵn sàng hỗ trợ như BCG Energy (Bamboo Capital Group), KTG Energy Total, Entoris... Vay vốn từ 70% tổng vốn đầu tư trở xuống, nhiều ngân hàng sẵn sàng tham gia như BIDV, MP, Techcombank…  Nhiều hãng lớn top đầu thế giới sẵn sàng cung ứng thiết bị: Longi, Canadian Solar, Sungrow, Firth Solar…. Nhiều tổng thầu sẵn sàng tham gia: EPC, TTCL, Howee, Công ty O&M, Uper…. Nhưng lợi nhuận đem lại cho các nhà máy, doanh nghiệp không lớn.

Định hướng hậu Covid-19, từ năm 2022 – 2025, TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai xây dựng và phát triển theo hướng KCN sinh thái. Chính vì vậy, việc phát triển điện mặt trời mái nhà và năng lượng tái tạo là hết sức cần thiết.

Khi nào áp dụng giá FIT 3?

Phó trưởng ban thường trực Ban Năng lượng tái tạo (Hiệp hội Các doanh nghiệp KCN TP. Hồ Chí Minh) Phạm Trọng Quý Châu cho biết:

“Đến thời điểm hiện tại, dù đã trải qua 9 tháng kể từ khi chính sách biểu giá điện hỗ trợ FIT 2 (FIT - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của điện năng lượng mặt trời) đã hết thời hạn áp dụng và hầu hết các hệ thống điện mặt trời mái nhà đều đã vận hành ổn định, thì những khó khăn, vướng mắc vẫn tồn tại - cần tiếp tục được kiến nghị, xem xét, giải quyết bởi các bộ, ngành có liên quan”.

Theo ông Châu, việc Chính phủ chưa ban hành quyết định FIT 3 quy định mức giá mua điện mới từ hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà, cũng là một khó khăn đối với doanh nghiệp.

Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng chưa có hướng dẫn tiếp theo về thủ tục xin và chấp thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền điện mua từ các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà.

Trước tình hình trên, đại diện Hiệp hội Các doanh nghiệp  KCN TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần có giải pháp hợp lý và tối ưu trong giải quyết việc cắt giảm mua điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà.

Phó tổng giám đốc phụ trách Phát triển dự án Công ty Nami Solar Mai Văn Trung cho rằng, nhiều doanh nghiệp trong KCN ở thời điểm này, buộc phải sử dụng năng lượng sạch để tận dụng lợi thế trong xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện một vài địa phương có cách hiểu chưa thống nhất và chưa cho phép lắp đặt điện mặt trời mái nhà khi chưa có đánh giá báo cáo tác động môi trường toàn khu. Đó là một cản, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu và cản trở các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận các lợi ích mà điện mặt trời mái nhà có thể mang lại.

Trưởng ban Kinh doanh - Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng lên tiếng, Chính phủ chưa có chính sách mua điện với các dự án điện mặt trời mái nhà sử dụng cho các KCN, vì thế, tập đoàn chưa biết trả tiền như thế nào.

Đối với các KCN đấu nối vào lưới, sẽ có trường hợp phát lên lưới. Với thời điểm công suất sử dụng thấp như hiện nay, thì việc phát lên lưới sẽ gây nguy hiểm cho an ninh lưới điện. Còn nhà dân phát lên rất nhỏ nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Do đó, tập đoàn vẫn đang chờ hướng dẫn.

Nhu cầu năng lượng tăng rất cao, sức ép về năng lượng và an ninh năng lượng rất lớn. Việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là vô cùng quan trọng, giải quyết được nguồn năng lượng hiện nay, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các DN.

“EVN luôn công khai, minh bạch với các nhà đầu tư. Các thủ tục đều được hướng dẫn chi tiết, đầy đủ và giải quyết nhanh chóng liên quan tới thỏa thuận đấu nối. Tập đoàn sẵn sàng hỗ trợ những đấu nối cho các nhà đầu tư”, ông Dũng nói.

Cơ hội để phát triển

Giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Phạm Nguyên Hùng cho biết, Bộ đang xây dựng dự thảo khung đề ra của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo nói chung (bao gồm cả điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời nổi…).

Theo đó, dự thảo sẽ được xây dựng theo hướng không hạn chế công suất, nhưng với điện mặt trời mái nhà, sẽ đưa ra tỷ lệ tự dùng. Mục đích để không phải đầu tư thêm lưới điện, đảm bảo hệ thống điện mặt trời mái nhà có tính phân tán, hạn chế phải truyền tải, tránh tổn thất điện năng và tăng đầu tư xã hội.

Với quan điểm phát triển điện mặt trời mái nhà phục vụ tự dùng là chính, ông Hùng cho hay, dự thảo cũng xây dựng giá điện theo hướng không duy trì giá cố định, mà dựa trên khung giá phát điện hằng năm - được Bộ Công Thương ban hành. Bộ đang giao cho Cục Điều tiết điện lực nghiên cứu xây dựng thông tư về khung giá, phương pháp định giá phát điện mặt trời hằng năm để làm cơ sở xác định giá điện mặt trời. Mục tiêu nhằm đảm bảo sát giá thị trường, tránh chuyện thực hiện giá cố định (FIT) cho 20 năm như trước đây.

Bàn thêm về vấn đề này, ông Hùng cho biết, cơ chế mua bán điện của các hộ lắp đặt điện mặt trời mái nhà với EVN, cũng không theo hướng bù trừ như doanh nghiệp đề xuất được. Thay vào đó, cơ chế mua bán điện được xác định trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính, do vậy, ở chiều mua/bán sẽ được thiết lập 2 hóa đơn khác nhau để tách bạch hoạt động này.

Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.