Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh: Nhận diện và có giải pháp đúng, trúng

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp, đi cùng là các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập tài chính toàn cầu.

Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn "Phát triển thị trường trái phiếu hiệu quả, bền vững" 

Nhận diện đúng vai trò

Trong 5 năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm. Tính đến cuối năm 2021, thị trường có gần 1,2 triệu tỷ đồng được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 15% GDP sau điều chỉnh.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng như vậy, nhưng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia (56% GDP), Singapore (38% GDP), Thái Lan (25% GDP). Trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu hạ nhiệt vì một số chính sách mới, làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp, qua đó, làm chậm nhịp phục hồi và phát triển và lỡ nhịp chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội 2022-2023 của quốc gia.

Phát biểu tại Diễn đàn "Phát triển thị trường trái phiếu hiệu quả, bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 19/05/2022, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, năm 2022, kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn biến động mới, với sự kéo dài, dư âm, hệ quả của 2 năm Covid-19 cùng sự hồi phục của các nền kinh tế lớn.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng Trung ương phát đi tín hiệu bắt đầu tăng lãi suất cơ bản, giảm các gói kích thích kinh tế. Một thời kỳ ứng phó với lạm phát thông qua co hẹp các gói kích thích và sử dụng tiền tệ thắt chặt đã xuất hiện. Đi cùng, chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa vừa phục hồi một phần thì chiến tranh Nga- Ukraine xảy ra, đẩy giá dầu thô và nhiều loại nguyên liệu sản xuất lên đỉnh cao nhất trong 10 năm, gây áp lực lạm phát lên kinh tế toàn cầu và gây quan ngại về chiến tranh tiền tệ. Môi trường kinh doanh toàn cầu trở nên biến động khó lường và khó khăn hơn.

“Trong bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam đã phục hồi tích cực. Kết thúc quý 1/2022, tăng trưởng GDP đã vượt mốc 5% và tăng dần qua các quý, cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, để thúc đẩy phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ấy nhìn lại, vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của cùng kỳ năm 2019 – thời kỳ bình thường và là năm tăng trưởng cao của nền kinh tế trước đại dịch. Mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% sẽ là thách thức lớn trong bối cảnh tình hình quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trên cả môi trường kinh doanh quốc tế và nội địa, khi giá cả hàng hóa nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao. Cùng với đó, những tác động từ thị trường vốn, tiền tệ với việc tiếp cận tín dụng vẫn còn khó khăn, mặt bằng lãi suất đang có tín hiệu tăng lên; các gói hỗ trợ tài khó – tiền tệ một phần chưa thể tiếp cận được, nhất là gói hỗ trợ cấp bù lãi suất chưa đi vào triển khai", ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, với những vụ việc liên quan đến các vi phạm pháp lý trên thị trường vốn, những rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ mạnh mẽ khi hành lang pháp lý chưa hoàn toàn hoàn thiện và hạ tầng thị trường chưa thực sự đồng bộ; các chủ trương chính sách rà soát, quản lý thị trường trái phiếu nói riêng, thị trường vốn nói chung theo hướng sát sao minh bạch, hiệu quả để hướng đến triển vọng tương lai là hoàn toàn đúng đắn; song vẫn khó tránh khỏi những tác động ngắn hạn.

Thị trường vốn luôn có vai trò chủ đạo, lớn gấp 3 lần thị trường vốn chủ sở hữu; trong đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng là kênh tài trợ vốn vay trung- dài hạn cho tổ chức kinh tế, đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng. Qua đó, thị trường vốn giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm rủi ro cho các doanh nghiệp, không bị quá phụ thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng.

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp, đi cùng là các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, tăng trưởng của nền kinh tế và hội nhập tài chính toàn cầu.

Giải pháp lành mạnh thị trường

Đề cập tới giải pháp, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nêu rõ, để lành mạnh hóa thị trường cần vừa kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa kiểm soát được rủi ro, trước mắt cần giải quyết dứt điểm các vụ việc vừa qua để củng cố niềm tin nhà đầu tư cũng như tránh tạo tiền lệ xấu.

Đồng thời, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp, trong đó, sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Nghị định 156/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; rà soát Luật chứng khoán 2019 tiến tới sửa đổi, trong đó nâng chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp… Đặc biệt, cần cân nhắc mức độ phù hợp về quy định TSĐB, bảo lãnh phát hành, phân phối trái phiếu.

Ngoài ra, cần có quy định về định hạng tín nhiệm nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định chất lượng doanh nghiệp, mức độ rủi ro của trái phiếu phát hành. Theo đó, cần xác định những trường hợp bắt buộc, trường hợp khuyến khích xếp hạng tín nhiệm; cần có quy định đảm bảo các công ty định hạng tín nhiệm có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; nên xem xét cấp phép thành lập thêm 2-3 công ty định hạng khác, ngoài 2 công ty đã có; Làm rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các trung gian tài chính liên quan.

Không những thế, cần có giải pháp tăng chất lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành: xem xét quy định cụ thể hơn về quy mô, tần suất, điều kiện phát hành; hoạt động phát hành ra công chúng cần được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn (đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ …).

Đặc biệt, cần hoàn thiện hạ tầng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp như thiết lập thị trường thứ cấp tập trung đối với trái phiếu doanh nghiệp, qui định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu… Đồng thời, tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ như là một chuẩn định hạng đối với trái phiếu doanh nghiệp.

Cần phát triển nền tảng nhà đầu tư chứng khoán đa dạng, chuyên nghiệp; khuyến khích phát triển các nhà đầu tư tổ chức như quỹ đầu tư, quỹ mở, quỹ hưu trí…; khuyến khích hình thức ủy thác đầu tư; cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho người dân và những nhà đầu tư mới; yêu cầu minh bạch thông tin cho nhà đầu tư, đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhà đầu tư cá nhân…, giúp họ nhận diện các rủi ro, có thêm các lựa chọn đầu tư tùy vào khẩu vị rủi ro, từ đó tránh những hệ lụy không đáng có...

Và cuối cùng, cần hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng quản lý và giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, chứ không chỉ là biện pháp hành chính.

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.

TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn
TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn

Cơ quan Công an quận 10, TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá thành công đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, thu giữ hàng 100.000 sản phẩm thuốc giả.

Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD
Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 15 tỷ USD.

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp
Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp

UBND tỉnh Long An đã ký quyết định ban hành Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025.