Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam: Chặng đường mới

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí M

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn ngủi được độc lập, tự do, đất nước ta lại phải trải qua 30 năm chiến tranh và 10 năm sống trong thời kỳ bao cấp hết sức khó khăn, mới bước vào công cuộc đổi mới.

Nhà thùng nước mắm ở Phú Quốc

Do vậy, có thể nói, nền kinh tế nước ta thực sự khởi sắc và chặng đường mới về phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam được bắt đầu từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.

Tạo ra thế và lực mới

Chúng ta hết sức phấn khởi, tự hào qua hơn 25 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được nâng lên mạnh mẽ, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Cùng với quá trình đi lên của đất nước, thương hiệu hàng hóa Việt Nam cũng có sự bứt phá, phát triển khá mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế, nhiều loại hình DN. Các năm 2008, 2009, 2011, có hàng trăm DN đạt thương hiệu “Sao vàng đất Việt”. Năm 2010, có 43 DN được công nhận đạt thương hiệu quốc gia. Đặc biệt, năm 2013, Bộ Công Thương đã trao Giải thưởng Thương hiệu quốc gia cho 54 DN, trong đó có 37 DN đạt danh hiệu lần thứ hai và 25 DN lần thứ ba liên tiếp được vinh danh. Có một tin vui nổi bật là, đầu tháng 8 vừa qua, 28  nước trong cộng đồng EU đã trân trọng công nhận thương hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam. Đây là thương hiệu đặc sắc mà một số công ty ở Mỹ, Australia, Trung Quốc, Hồng Kông đã đăng ký thương hiệu từ những năm 1982, 2006, 2011 nhưng không được nhân dân thế giới thừa nhận. Đây là niềm vui, niềm tự hào của các DN nước mắm Phú Quốc, của nhân dân tỉnh Kiên Giang nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung.

Là người Việt Nam, mỗi chúng ta đều tự hào về những thương hiệu hàng hóa nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, ô tô Trường Hải, bóng đèn Điện Quang, đá quý Phú Nhuận, đồ nhựa Bình Minh, lữ khách Saigontourist, VNPT… Các thương hiệu hàng hóa ấy đã không ngừng cải tiến, mở rộng thị phần, ngày càng được khách hàng trong nước và quốc tế mến mộ. Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng, trên chặng đường mới phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, trong những năm tới, nhất định nước ta sẽ có thêm nhiều thương hiệu hàng hóa mới, với chất lượng cao hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn, chiếm lĩnh được các thị phần rộng lớn hơn. Các thương hiệu hàng hóa ấy không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi về văn hóa, về hình ảnh tươi đẹp, hào hùng của đất nước, con người Việt Nam với đông đảo bạn bè quốc tế.

Thách thức vẫn đang ở phía trước

Tuy nhiên, chặng đường mới phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam vẫn còn nhiều gập ghềnh, khó khăn, phức tạp; còn nhiều bất cập đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực giải quyết.

Khó khăn trước hết là, một số mặt hàng đã xuất khẩu từ lâu với khối lượng lớn, nhưng vẫn chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh như lúa gạo, thủy sản, hoa quả… Việc chưa xây dựng được thương hiệu làm cho hàng hóa bị thua thiệt trên thương trường về giá cả, sức cạnh tranh và rất bấp bênh, gặp nhiều rủi ro trong giải quyết các khâu tiêu thụ.

Một số thương hiệu hàng hóa đã từng nổi tiếng một thời, nhưng để chất lượng giảm sút, mất uy tín, bị lãng quên. Đặc biệt, cần cảnh giác phòng chống nguy cơ một số thương hiệu hàng hóa bị ăn cắp, bị đánh cắp như nước mắm Phan Thiết đã bị Công ty Kim Seng (Mỹ) đăng ký thương hiệu từ năm 1999, cà phê Đắc Lắc đã bị hàng chục công ty của các nước Pháp, Trung Quốc, Đức, Nga, Ba Lan… đăng ký thương hiệu từ nhiều năm nay.

Tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng buôn lậu tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng rất lớn đến những thương hiệu hàng hóa chân chính…

Để phát huy kết quả, thế mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, nhằm tạo đà cho các thương hiệu hàng hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới, chúng ta cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề chủ yếu sau.

Nhà nước và các DN cần phải có một chiến lược tổng thể, đồng bộ về bảo vệ, giữ gìn, phát triển các thương hiệu hàng hóa đã có; đồng thời xây dựng, phát triển thêm nhiều thương hiệu mạnh. Việc xây dựng các thương hiệu hàng hóa mới phải được tiến hành ở tất cả các ngành kinh tế, các loại hình DN. Quá trình xây dựng các thương hiệu mới, phải thực hiện một cách bài bản, quyết liệt ở tất cả các khâu, từ đăng ký bản quyền thương hiệu, quảng bá thương hiệu đến chỉ dẫn địa lý thương hiệu, theo đúng quy định, thông lệ ở trong nước và quốc tế.

Nhà nước cần phải có các chính sách phù hợp để bảo hộ các thương hiệu hàng hóa ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Đặc biệt, phải phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước trong bảo hộ thương hiệu hàng hóa Việt Nam khi có tranh chấp trên thương trường quốc tế. Nhà nước và các DN cần có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, loại bỏ tình trạng làm hàng nhái, hàng giả…

Các chủ thương hiệu hàng hóa phải tích cực ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mở rộng thị phần, tăng thêm lợi nhuận. Việc cải tiến nâng cao chất lượng thương hiệu hàng hóa phải toàn diện cả nội dung và hình thức, nhất là các khâu bao bì, đóng gói, bảo quản. Chẳng hạn như, muốn mở rộng thị phần nước mắm Phú Quốc, thì chủ thương hiệu phải kịp thời đáp ứng thị hiếu của khách hàng các nước châu Âu như in nhãn mác rực rỡ hơn, đóng chai có dung tích nhỏ hơn (chỉ 100 – 200 ml), cấu tạo nút chai chặt chẽ hơn (không để mùi nước mắm khuếch tán ra ngoài)...

Bộ đội biên phòng, các cơ quan chức năng và chính quyền các tỉnh biên giới, cần phải vào cuộc mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh, khắc phục nạn buôn lậu tràn lan. Chỉ có trên cơ sở như vậy, thì những thương hiệu hàng hóa chân chính mới phát huy được vai trò của mình.

PGS. TS. Hà Huy Thông

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.