Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phó thủ tướng thường trực: Đắc Lắc - nhiều nỗ lực khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thế giới

Tối 9/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 chính thức được UBND tỉnh Đắc Lắc khai mạc tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột. Tham dự, có nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trong cả nước, đại biểu của 7 đoàn khách quốc tế.

Phó thủ tướng thường trực: Đắc Lắc - nhiều nỗ lực khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thế giới - Hình 1

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 chính thức khai mạc

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 khẳng định:

Đắc Lắc là thủ phủ cà phê của cả nước với diện tích hơn 200.000ha, sản lượng hằng năm 460.000 tấn, góp phần quan trọng đưa Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột - ngày hội vinh danh ngành cà phê Việt Nam đã trở thành lễ hội cấp quốc gia, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 diễn ra từ ngày 9 đến 16/3 với 16 hoạt động chính, kỳ vọng mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác, liên kết, tìm kiếm thị trường phát triển sản xuất, kinh doanh ngành hàng cà phê. Đây cũng là diễn đàn để người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Bên cạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 còn diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc truyền thống Tây Nguyên.

Điểm nổi bật ở lễ hội lần này là chú trọng quảng bá, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam với kỳ vọng xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Điểm đến của cà phê thế giới”.

Phó thủ tướng thường trực: Đắc Lắc - nhiều nỗ lực khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thế giới - Hình 2

Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao thành tựu trên lĩnh vực phát triển ngành hàng cà phê của tỉnh Đắc Lắc

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận, đánh giá cao thành tựu trên lĩnh vực phát triển ngành hàng cà phê của tỉnh Đắc Lắc, trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng vào xây dựng, khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Phó thủ tướng cũng biểu dương tỉnh Đắc Lắc có nhiều nỗ lực trong tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 với nhiều nội dung mới thiết thực.

Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Đắc Lắc và các tỉnh sản xuất cà phê trên quy mô lớn cần rà soát lại quy hoạch, tổ chức sản xuất theo hướng bền vững, thích nghi với biến đổi khí hậu; coi trọng giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trực tiếp sản xuất cà phê, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới.

Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các tỉnh trong vùng chuyên canh cà phê về cơ chế, chính sách, định hướng trong phát triển, từng bước nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng cà phê.

Ngoài ra, tại lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, có sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam như ca sĩ Mỹ Tâm, Tuấn Hưng, Kasim Hoàng Vũ, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới H’Hen Niê… Các nghệ sĩ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tây Nguyên thành danh như Hồ Quang Hiếu, Hiền Hồ, Mai Trang, Y Chel Niê, Y Garia, Y Vol, Minh Chi…

Phó thủ tướng thường trực: Đắc Lắc - nhiều nỗ lực khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thế giới - Hình 3

Hoa hậu H'hen Niê, đại sứ truyền thông của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần 7

Trước đó, sáng 9/3, nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, tỉnh Đắk Lắk cũng đã tổ chức khai trương Đường sách Cà Phê Buôn Ma Thuột. Đây là chương trình, nhằm quảng bá văn hóa cà phê và văn hóa đọc sách tại thủ phủ cà phê của Việt Nam.

Ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột là điểm nhấn mới lạ, độc đáo và đậm chất văn hóa ngay tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa đọc, văn hóa cà phê và văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa, từ đó giáo dục lòng tự hào và tình yêu quê hương xứ sở.

Phó thủ tướng thường trực: Đắc Lắc - nhiều nỗ lực khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thế giới - Hình 4

Lễ cắt băng khai trương Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột

Dọc đường sách là các bức tranh bích họa về vùng đất, con người, văn hóa, cảnh đẹp của Đắk Lắk, mang đậm bản sắc các dân tộc Tây Nguyên. Cùng với đó là không gian thưởng thức văn hóa cà phê được cách điệu từ kiến trúc nhà dài truyền thống của người Ê đê bản địa.

Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột còn là điểm diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật dân gian như trình diễn nhạc cụ dân tộc, viết thư pháp… tạo không gian trải nghiệm hấp dẫn, thú vị và đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại Triển lãm “Lịch sử Cà phê thế giới” tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, thành phố Buôn Ma Thuột, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh cho biết, đây là lần đầu tiên tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm “Lịch sử Cà phê thế giới” với mong muốn tinh hoa cà phê Buôn Ma Thuột được lan tỏa.

Hoạt động này, tiếp tục khẳng định Bảo tàng Thế giới Cà phê là một bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu. Nơi đây đã, đang và sẽ luôn là địa điểm lý tưởng để những người yêu và đam mê cà phê khám phá, lan tỏa tinh hoa thế giới cà phê, góp phần gia tăng giá trị văn hóa của cà phê Buôn Ma Thuột, cũng như cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. 

Phó thủ tướng thường trực: Đắc Lắc - nhiều nỗ lực khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thế giới - Hình 5

Hiện vật được trưng bày tại triển lãm

Đặc biệt, có 3 chuyên đề chính là cà phê khởi nguồn, cà phê tín ngưỡng, cà phê và cách mạng khoa học kỹ thuật. Hơn 10.000 hiện vật, tranh ảnh được chọn lọc, trưng bày tại triển lãm nhằm tái là chiện và tôn vinh lịch sử cà phê trong tiến trình phát triển của thế giới, đưa khách tham quan lãng du qua các câu chuyện về cà phê từ thời kỳ cổ đại, thời kỳ trung cổ và phong kiến, đến thời kỳ tư bản và kéo dài cho đến ngày nay.

Trong đó, phải kể đến các hiện vật đặc trưng như cối giã cà phê, máy rang cà phê, máy xay cà phê bằng tay và các loại lọc cà phê, máy xay và pha cà phê bằng điện, máy xay tự động, máy bán cà phê tự động, hiện vật tiêu biểu theo sự phát triển của công nghệ rang, xay và pha chế cà phê cùng các tranh, ảnh miêu tả về cảnh thu hái cà phê, thưởng thức cà phê, các quán cà phê…

Tương ứng với chuyên đề “Cà phê khởi nguồn”, Triển lãm tái hiện câu chuyện về sự xuất hiện của cà phê ở thời kỳ cổ đại, khi ấy cà phê là một sản phẩm được dùng để ăn, dùng để uống và dùng để cúng.

Giai đoạn tiếp theo là “Cà phê tín ngưỡng”, tương ứng với thời kỳ trung cổ và phong kiến, thời kỳ cà phê được con người trân quý, xem cà phê là thức uống của thần linh, để khai thông tinh thần cho các tín đồ. Giai đoạn “Cà phê và cách mạng khoa học kỹ thuật” tương ứng với thời kỳ tư bản kéo dài cho đến ngày nay, phát triển từ việc sản xuất phải dùng tay đến việc dùng điện và tự động hóa trong CMCN 4.0.

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn
Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn

Chiều 16/4, UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về hoạt động du lịch biển năm 2024. Theo đó, với hàng chục hoạt động chào mừng trước, trong và sau Lễ hội du lịch biển sẽ góp phần nối dài hành trình trải nghiệm của mỗi du khách khi đến nơi đây.

Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”
Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”

Ngày 16/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật với chủ đề “Hải Phòng – Kết nối miền di sản” hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão
Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam đến thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ
Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ

Sáng nay, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 16/4, Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì phiên họp.