Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp Tổ giải ngân vốn DTC của Chính phủ

Chiều 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp của Tổ nhằm đánh giá việc thực hiện trong thời gian qua.

THCL Chiều 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp của Tổ nhằm đánh giá việc thực hiện trong thời gian qua.

Số liệu do Bộ Tài chính cung cấp cho thấy, sau Nghị quyết số 60/2016/NQ-CP của Chính phủ trong tháng 7/2016 và Công điện số 2144/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 10, tiến độ giải ngân của 5 tháng cuối năm đã mạnh hơn nhiều so với trước đó.

2Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp Tổ giải ngân vốn DTC của Chính phủ - Hình 1Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Cụ thể, tính tới hết tháng 11 của năm 2016, việc giải ngân vốn từ ngân sách nhà nước đã gấp 2 lần so với hồi đầu tháng 7/2016. Ước 12 tháng giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước được 109.094 tỷ đồng, đạt gần 83% kế hoạch, trong đó vốn trong nước đạt 77,8% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 90% kế hoạch.

Về vốn trái phiếu chính phủ, giải ngân 11 tháng được 22.129 tỷ đồng, đạt 53,3% kế hoạch, gấp hơn 2 lần so với thời gian hồi đầu tháng 7. Ước 12 tháng cả nước giải ngân được 31.800 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch của năm 2016.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết một số bộ, ngành địa phương giải ngân còn chậm.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng, tốc độ giải ngân của những tháng cuối năm không đủ bù đắp lại sự chậm trễ của những giai đoạn đầu năm. Mặc dù Luật Đầu tư công quy định tới ngày 30/1/2017 mới hoàn thành thanh toán, giải ngân vốn kế hoạch năm 2016 nhưng với tình hình như hiện nay thì sẽ không đạt giải ngân 100% kế hoạch.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng bày tỏ sốt ruột khi số vốn dư 16.000 tỷ đồng từ 2 dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chưa được Bộ Giao thông vận tải giải ngân mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã giao vốn thực hiện từ tháng 10 vừa qua.

Nguyên nhân của sự chậm trễ được Phó Thủ tướng chỉ ra là do vướng mắc trong hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn, trong áp dụng và thực thi pháp luật, sự trì trệ của bộ máy, thiếu chuyên nghiệp, thể hiện sự phối hợp chưa chặt chẽ của các Bộ, ngành với nhau.

Để tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2016 và thúc đẩy giải ngân trong năm 2017, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục chủ trì và phối hợp với các Bộ rà soát các vấn đề liên quan tới quy định của pháp luật, phân định rõ từng vướng mắc là do luật, nghị định, thông tư, hay không vướng mắc pháp luật mà vướng vì nhận thức của cán bộ và áp dụng pháp luật để tăng cường tháo gỡ, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương.

Trong việc sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng tiếp tục tăng cường phân cấp trong phê duyệt thẩm định dự án; tiếp tục khắc phục những vướng mắc giải phóng mặt bằng, phối hợp các bộ ngành trong triển khai các dự án đầu tư công.

Với các bộ, ngành, địa phương giải ngân được 50% vốn kế hoạch thì phải kiểm điểm nghiêm khắc trước Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất ngày 31/12/2016 gửi báo cáo tình hình nêu rõ số giải ngân tuyệt đối, danh mục dự án chậm giải ngân và đề xuất việc điều chuyển vốn sang các dự án khác, thậm chí là cắt giảm vốn đầu tư.

Về việc chưa giải ngân được số vốn dư 16.000 tỷ đồng từ các dự án mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Bộ GTVT và các Bộ liên quan phải báo cáo cụ thể cho từng dự án, gửi trước ngày 31/12/2016. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ xử lý trách nhiệm cá nhân các cán bộ làm chậm việc giải ngân số vốn này.

Phó Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Tài chính kiểm soát chặt chẽ các loại dự án kéo dài từ năm nay sang năm 2017, chỉ cho phép dự án kéo dài vì nguyên nhân khách quan; Bộ KH&ĐT tiếp tục cập nhật tình hình giải ngân vốn đầu tư công để phục vụ cho phiên họp Chính phủ với các địa phương vào cuối tháng này.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.