Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

"Làm tốt mà dân vẫn phải ăn bẩn…"

Vấn đề ATVSTP và trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan l

THCL Vấn đề ATVSTP và trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan luôn “nóng” khi được nhắc tới. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng đã lên tiếng: “Các bộ nói phối hợp với nhau tốt, nhưng dân vẫn phải ăn bẩn, thì tốt cái gì?”.

Tạm ăn bẩn chờ… lộ trình?

Bày tỏ sự không hài lòng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ: ATVSTP liên quan tới tính mạng, sức khỏe người dân. Đây không chỉ là việc thực thi pháp luật, chỉ đạo điều hành của các cấp, mà còn là điều chứng minh của sự xuống cấp đạo đức xã hội. Về mặt luật pháp, cơ bản đầy đủ và tiến bộ, có vướng là ở tầm thông tư. Bây giờ, phải khắc phục tình trạng “cứ không làm được cái gì thì hoặc đổ cho nhau, hoặc kêu không phối hợp được hoặc do phối hợp liên ngành chưa tốt…”.

Bí thư Thăng thẳng thắn: “Nói như Bộ Y tế “cần phải làm lâu dài cũng không đúng”, hóa ra bảo dân cứ tạm thời ăn bẩn để chúng tôi có lộ trình à?”.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong câu chuyện này, cần phải thấy rõ rằng, bộ ban hành chính sách và thanh, kiểm tra, còn tổ chức thực hiện là địa bàn, toàn bộ trách nhiệm quản lý ATVSTP thuộc về UBND, cơ quan chuyên môn mà không vướng gì cả. Nếu có vướng mắc thì báo cáo bằng văn bản, bộ sẽ điều chỉnh. Để xảy ra tình trạng chồng chéo do phối hợp là không đúng.

Đề nghị phải có biện pháp kiên quyết, đồng thời chấm dứt ngay tình trạng “bộ nọ đổ cho bộ kia, hỏi đến ai cũng bảo xong rồi, nhưng dân vẫn ăn bẩn mà không ai chịu trách nhiệm”, ông Thăng nêu đề xuất cho thí điểm thành lập một cơ quan trực thuộc UBND thành phố, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ do thành phố quy đinh, biên chế công tác lấy từ các sở, ban, ngành sang để tập trung vào một đầu mối, thực hiện quyết liệt vấn đề bảo đảm ATVSTP. Cần tăng cường chế tài xử phạt, tiền xử phạt sẽ được dùng đầu tư lại cho công tác đảm bảo ATVSTP, không lấy tiền phạt để thu cân đối ngân sách. Thứ nữa là quy trách nhiệm, khi đã có đầu mối rồi, từng khâu từng công đoạn, “anh nào làm anh đó chịu trách nhiệm và nếu sai thì xử thật nặng”.

Quy trách nhiệm, làm quyết liệt

Dành khá nhiều thời gian nói về vấn đề này tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý cần phải thực thi nghiêm pháp luật, song hành với việc nâng cao nhận thức toàn dân. Về trách nhiệm phân biệt thực phẩm sạch/bẩn, các cơ quan nhà nước cần phải vào cuộc quyết liệt, địa phương phải quan tâm đầu tư trang thiết bị và các thiết chế đo chuẩn, dán nhãn để khẳng định thực phẩm đó là sạch thì người dân mới có lòng tin.

Ở khâu tổ chức, cần thực hiện liên tục, không làm thành từng đợt, từng chiến dịch xong rồi nguội; phải làm thật, làm cương quyết. Trước hết, phải đẩy mạnh giám sát, thanh kiểm tra xử lý thật nghiêm theo quy định, bằng biện pháp hành chính xử lý nghiêm nhất... Ví dụ, phát hiện công ty nhập thuốc, nếu thấy sai thì rút giấy phép ngay!

“Không thể nhân nhượng mãi, pháp luật cho phép làm, đặc biệt lưu ý các bộ (nhất là 3 bộ thường trực) phải kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm của đơn vị, các cá nhân đã làm hết trách nhiệm chưa, ban hành văn bản đúng chưa, đã kiểm tra chưa… Làm gương xử lý thì mọi người sẽ thấy. Thêm nữa, quan trọng là vận động toàn xã hội, phải nhận thức được tình trạng nghiêm trọng của vấn đề. Phải thấy không chỉ chấp hành pháp luật, mà còn là vấn đề đạo đức, đấu tranh với những người “ích kỷ hại nhân”. Cần huy động tất cả cùng phối hợp để thành công cụ tham gia đấu tranh, để vấn đề ATVSTP thực sự có bước chuyển thật, chứ nói nhiều quá rồi”, ông Đam nhấn mạnh.

Trước những ý kiến đề xuất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Luật pháp có rồi, trách nhiệm sở, ngành cũng đã phân công, chính quyền địa phương có nhiệm vụ thực hiện. Còn về đề nghị của Bí thư Đinh La Thăng, Thủ tướng đồng ý cơ chế thành lập một đơn vị thuộc UBND để thực hiện. Giao cho một đầu mối, bảo đảm không tăng biên chế.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp chính quyền địa phương tăng cường đề cao trách nhiệm trước sức khỏe, tính mạng của người dân, tập trung thực thi đồng bộ, hiệu quả chính sách pháp luật về bảo đảm ATVSTP gắn với trách nhiệm giám sát của các bộ, ngành liên quan.

Đoàn Huế

Tin mới

Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 4,33%
Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 4,33%

Theo báo cáo của ngành Công Thương tỉnh Long An, quý I năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,33% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.