Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý hoạt động kinh doanh TPCN online tại Vĩnh Phúc: Còn nhiều khó khăn, thách thức

Thực phẩm chức năng (TPCN) đang là lựa chọn của nhiều người, nhất là phụ nữ muốn làm đẹp. Tuy nhiên, chất lượng, nguồn gốc của các loại TPCN trên thị trường tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng bàn trong khi công tác quản lý, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh (TPCN) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với loại hình kinh doanh TPCN online.

Quản lý hoạt động kinh doanh TPCN online tại Vĩnh Phúc: Còn nhiều khó khăn, thách thức - Hình 1

LLQLTT kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc và TPCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, xu hướng bán hàng online đang ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện lợi cho cả người bán lẫn người mua. Không chỉ dừng lại ở những mặt hàng tiêu dùng thông thường, gần đây, TPCN đang được quảng bá, bán rộng rãi trên mạng.

Có thể nói, chưa bao giờ mua TPCN lại dễ dàng như hiện nay, chỉ với vài động tác click chuột máy tính, người tiêu dùng có thể tìm và đặt mua hàng loạt sản phẩm TPCN, từ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, cải thiện chiều cao, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, xương khớp)...

TPCN có các dòng phù hợp với mọi lứa tuổi với giá thành đa dạng, từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Sản phẩm nào cũng được người bán cam kết là hàng chính hãng, do người nhà đang sống, học tập, làm việc ở nước ngoài đem về. Tuy nhiên, càng tìm hiểu kỹ, chúng tôi lại càng “rối” vì giá thành, xuất xứ, chủng loại TPCN đang bán trên mạng hiện nay.

Cùng một sản phẩm, nhưng mỗi người bán lại quảng cáo có xuất xứ khác nhau, giá thành cũng có sự chênh lệch rất lớn. Đơn cử như sản phẩm tảo biển Nhật Bản, có nơi bán 450.000 đồng nhưng cũng có nơi bán tới 750.000 đồng; sản phẩm Vitamin E của Mỹ dao động từ 350.000 - 550.000 đồng; tinh chất hàu của Úc dao động từ 270.000 - 420.000 đồng… Giải thích về mức giá khác nhau, nơi bán giá cao cho rằng sản phẩm của họ mới là hàng “xịn”, còn nơi bán giá thấp thì cho biết nhập được nguồn rẻ hoặc khuyến mãi...

Chị Nguyễn Thị Hạnh (phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên) chia sẻ: “Tôi muốn tìm mua TPCN giúp tăng chiều cao cho trẻ và được giới thiệu sản phẩm cốm của Nhật Bản. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về giá thì tôi thấy có nơi bán 550.000 đồng/hộp, nhưng có nơi chỉ bán với giá hơn 300.000 đồng/hộp. Trong khi đó, tham khảo thêm từ người bạn đang sinh sống bên Nhật, tôi được biết giá sản phẩm này bán tại các cửa hàng, quầy thuốc ở Nhật Bản đã gần 500.000 đồng. Không hiểu, nguyên nhân vì sao khi về tới Việt Nam, tuy mất thêm rất nhiều chi phí vận chuyển, đóng gói, nhưng giá sản phẩm lại rẻ như vậy”.

Thực hiện Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính Phủ, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn toàn tỉnh. Qua công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, đã góp phần chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN tại các nhà thuốc, cửa hàng, siêu thị trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, đối với hình thức kinh doanh TPCN online, hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Ông Lê Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Các công ty sản xuất, kinh doanh, các nhà thuốc, cửa hàng có địa chỉ cụ thể bán TPCN thì rất dễ kiểm tra, nhưng, đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh online trên địa bàn tỉnh ta hiện nay do không thực hiện đăng ký kinh doanh, không có thông tin, địa chỉ cửa hàng rõ ràng nên rất khó kiểm soát.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã phối hợp tiến hành xác minh một số tài khoản facebook, zalo quảng cáo bán TPCN,nhưng khi tới địa chỉ các cơ sở này cung cấp thì đều là địa chỉ giả; số điện thoại sử dụng đăng ký tài khoản mạng xã hội cũng là sim “rác” nên không tra được thông tin. Khi chúng tôi liên hệ mua hàng và yêu cầu tới tận nơi lấy hàng, người bán thường viện lý do để từ chối và yêu cầu chuyển hàng cho khách qua bưu điện hoặc các đơn vị vận chuyển khác…”.

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục siết chặt hoạt động kinh doanh TPCN qua mạng; phối hợp với lực lượng Công an, Y tế, Sở Thông tin - Truyền thông, các nhà mạng để xác minh và kiểm tra các cơ sở kinh doanh TPCN online có dấu hiệu vi phạm; thực hiện công khai tên các cơ sở kinh doanh, các sản phẩm TPCN vi phạm lên các các phương tiện truyền thông để cảnh báo tới người tiêu dùng.

Về phía người tiêu dùng, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, để tránh nguy cơ “tiền mất, tật mang”, cần lựa chọn mua TPCN tại các cơ sở uy tín, chỉ mua các sản phẩm đã được cấp phép, có công bố chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận của cơ quan chức năng…

Sơn - Mơ

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.