Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý Thuế trong Thương mại điện tử: Đánh thức “mỏ vàng” đang bị bỏ quên!?

Những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại điện tử trở nên “bùng nổ” mạnh mẽ. Thế nhưng, quản lý thuế trong lĩnh vực này dường như bị bỏ quên trong nhiều năm nay. Các chuyên gia đánh giá, hoạt động Thương mại điện tử thực sự là “mỏ vàng” mà các cơ quan Nhà nước đã “bỏ quên” cần được sớm khai thác.

Không thể xác định “trữ lượng”

Trong thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Vì vậy, những năm gần đây, khái niệm “Thương mại điện tử” đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, từ năm 2018 đến nay, hoạt động thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, thu từ thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay lên tới 5.588 tỷ đồng. Số thu này tăng qua các năm, bình quân 03 năm (2018-2021) là 130%, riêng số thu năm 2021 tăng cao, tới 1.591 tỷ đồng, tương đương tăng 39% so với năm 2020. Đáng chú ý, trong số này, Facebook nộp 2.099 tỉ đồng, Google gần 2.115 tỉ đồng, Microsoft nộp 714 tỷ đồng…

Tính đến hết tháng 08/2022, thu thuế từ xử lý vi phạm, chống thất thu với tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử là khoảng 1.082 tỷ đồng. Trong đó, số thu tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỷ đồng. Trong 08 tháng đầu năm 2022 tăng gần 521 tỷ đồng, tăng 2 lần so với số thu năm 2021.

Cũng theo Bộ Tài chính, đến nay đã có gần 150 ngàn lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng thuế điện tử trên eTax Mobile; 69.465 giao dịch qua ngân hàng thương mại với tổng số tiền hơn 308 tỷ đồng. Có 30 nhà cung cấp nước ngoài lớn như: Microsoft, Facebook, Netflix, Samsung, TikTok, eBay… đăng ký, kê khai trên Cổng thông tin điện tử và nộp thuế, với tổng số thuế khoảng 22,2 triệu USD.

Theo dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 của TMĐT Việt Nam là 29% và tới năm 2025 quy mô ước đạt 52 tỷ USD.

Từ những số liệu trên cho thấy, hoạt động TMĐT thực sử là một “mỏ vàng” khổng lồ nhưng không thể xác định được “trữ lượng” và các cơ quan chức năng đã “bỏ quên” nguồn tài nguyên vô tận này từ nhiều năm nay.

Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra hàng hóa vi phạm của một “KOL” có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan Nhà nước.
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra hàng hóa vi phạm của một “KOL” có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan Nhà nước.

Mới đây nhất vào ngày 05/10/2022 tại Nghệ An, lực lượng chức năng liên ngành đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại địa điểm kinh doanh linh kiện điện thoại di động (đóng trên đường Quang Trung, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) do ông L.A.T., SN 1992 làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, ông T. đang vận hành các tài khoản fanpage Facebook, Tiktok của mình để thực hiện các hoạt động quảng cáo, chào bán các sản phẩm linh kiện điện thoại giả mạo nhãn hiệu Apple đang được bảo hộ tại Việt Nam trên môi trường Internet. Làm việc với Đoàn kiểm tra bản thân ông T. cũng thừa nhận mình là một “KOL” (Key opinion leader - người có sức ảnh hưởng, lượt tương tác lớn với gần 1 triệu lượt follow, 15 triệu lượt like ở mạng xã hội Tiktok). Trong thời gian qua, ông T. đã sử dụng “độ phủ”, lượt tương tác trên “kênh” của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet nhưng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan Nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Hường, Cục trưởng Cục QLTT Nghệ An cho biết: “Đối với vụ việc nói trên, từ những thông tin đơn giản ban đầu trên mạng Internet chúng tôi đã phải mất hàng tháng trời để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp đồng bộ với các lực lượng chức năng để triển khai kiểm tra, xử lý một cách có hiệu quả, nhất là các vấn đề liên quan đến quản lý Thuế trong hoạt động TMĐT. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tham gia cần tìm hiểu kỹ để chấp hành đúng các quy định của pháp luật.  

TMĐT đang thực sự trở thành một nguồn tài nguyên khổng lồ vô tận. Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nguồn tài nguyên này không những không bị cạn kiệt mà ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, bất cập chính là ở chỗ chúng ta quên khai thác nó hoặc mới chỉ khai thác được ở dạng bề mặt, việc khai thác còn nhiều khó khăn bất cập. Vì vậy, nói chúng ta đang lãng phí một “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế quả thật không sai trong giai đoạn hiện nay.

Cần sớm được “khai thác”

Nhiều năm gần đây, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT “bùng nổ” và ngày càng được mở rộng, trở nên phổ biến. Bên cạnh những lợi ích, những mặt tích cực mà TMĐT mang lại, nó cũng đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn các vấn đề phức tạp. Một trong số đó là vấn đề quản lý, chống thất thu thuế là một bài toán “khó” cho các cơ quan chức năng. Lĩnh vực này có thể ví như là những “mỏ vàng” đang bị “bỏ quên” trong giai đoạn hiện nay.

Theo Bộ Tài chính, khó khăn trong thu thuế hoạt động kinh doanh xuyên biên giới, TMĐT là xác định căn cứ tính thuế, phân biệt rõ thu nhập làm cơ sở đánh thuế… Đặc thù nền kinh tế số cũng rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh. Việc kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với kinh doanh TMĐT cũng gặp khó khăn. Bởi, thực tế một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn giao dịch TMĐT, và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội. Việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Thương mại điện tử đang là nguồn tài nguồn khổng lồ cần được khai sớm khai thác và cần có các giải pháp để quản lý chống thất thu thuế (Ảnh minh họa).
Thương mại điện tử đang là nguồn tài nguồn khổng lồ cần được khai sớm khai thác và cần có các giải pháp để quản lý chống thất thu thuế. Ảnh minh họa.

Nhằm quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kí Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/04/2022. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Trong đó có các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như: Hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân kinh doanh TMĐT kê khai, nộp thuế theo quy định. Phối hợp, hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ pháp luật khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với TMĐT, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Tiếp tục phối hợp, trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan liên quan; hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh xuyên biên giới. Nghiên cứu, xây dựng nội dung tham gia đàm phán các hiệp định đa phương về quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số.

Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT thực sự đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, dựa trên những mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, một thị trường TMĐT an toàn, lành mạnh là điều hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Với sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, địa phương và những doanh nghiệp, cá nhân đã và đang và sẽ tham gia vào hoạt động TMĐT sẽ sẽ góp phần xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh. Qua đó, tạo dựng lòng tin, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp. Đồng thời, hỗ trợ các quyền, lợi ích của doanh nghiệp góp phần tạo nên bức tranh TMĐT lành mạnh, phát triển vượt bậc ở Việt Nam.

Lê Quyết

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.